II. Sản lượng cây lượng thực có hạt Tấn 24.751 100,
5 Nước sinh hoạt
4.2.1. Đánh giá hiệu quả chương trình
Thạch Bằng là xã ngang ven biển, có nhiều vùng cách biệt, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh khó khăn về nhiều mặt như giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều hạn chế, trình độ canh tác lạc hâu, hiệu quả thấp, đời sống không ổn định và còn rất nhiều khó khăn. Với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
chính quyền xã Thạch Bằng đã nỗ lực hết sức để vượt lên khó khăn đó với sự trợ giúp của Đảng, Chính phủ trong chính sách phát triển kinh tế xã hội các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình 106). Cùng với chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ, xã Thạch Bằng cũng nhận được sự quan tâm của tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn thuộc chương trình 106 giai đoạn 2011 - 2014 của tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống căn cứ và chỉ tiêu để xây dựng dự án phát triển kinh tế xã hội các xã khó khăn thuộc chương trình 106 giai đoạn 2011 - 2014 với quan điểm phát triển: Phát triển nhanh và bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; Kết hợp giữa phát triển toàn diện với đầu tư có trọng điểm, tạo ra các vùng kinh tế động lực thúc đẩy toàn vùng phát triển; Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí, bố trí địa bàn sắp xếp lại dân cư những nơi cần thiết và tiếp nhận dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn Hà Tĩnh. Từng bước giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. Quan tâm đặc biệt tới việc đầu tư phát triển các xã, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa dân vùng ven biển và vùng đồng bằng; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tận dụng tối đa những lợi thế của địa phương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Từng bước tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân trong vùng dự án; Phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn từng bước nâng cao dân mặt bằng dân trí. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng ngang ven biển. Mục tiêu tổng quát trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2014: Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở các xã, thôn khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng; Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trên địa bàn không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 20% (theo tiêu chí mới, so với 53,47% năm 2005).
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2014 đạt 12%/năm, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 3,68 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng 70,4% nông - lâm nghiệp; 18,2% công nghiệp - xây dựng; 11,4% thương mại - dịch vụ. Phấn đấu 70% số hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 4,5 triệu đồng/năm vào năm 2015. Phấn đấu tất cả các xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các bản đều có đường giao thông đến thôn. Có 85% diện tích trồng lúa nước được đáp ứng về thủy lợi, 100% các thôn có phòng học kiên cố, có trường, lớp bán trú ở những nơi cần thiết, 80% số thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số thôn có nhà văn hóa, 100% trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã và duy trì bền vững. Đời sống văn hóa của người dân được nâng lên rõ rệt, phấn đầu trên 80% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 50% số hộ có khu vực vệ sinh cá nhân, kiểm soát ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm, trên 95% số học sinh tiểu học và 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi được đến trường, trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
Tăng cường phát triển nâng cao nguồn nhân lực, trang bị, bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về pháp luật, kiến thức về quản lý đầu tư và kỹ năng điều hành quản lý để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ cấp xã, trưởng thôn. Nâng cao năng lực cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
Thứ nhất, về tính hiệu quả, chương trình chủ yếu đã thực sự phát huy hiệu quả. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng chương trình đã được triển khai trên địa bàn xã Thạch Bằng đã bước đầu đem lại kết quả đáng khích lệ. Cùng với thời gian, phạm vi bao phủ của chương trình đã có những cải thiện đáng kể nên số hộ nghèo được tiếp cận với các chương trình, chính sách ngày một tăng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong kết quả đã được điều tra từ ý kiến của người dân. Hiệu quả của các chính sách hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản lại được chứng minh bằng sự cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ này đối với người dân.
Bên cạnh đó có thể thấy được hiệu quả của chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn, xóm nghèo và khó khăn được cải thiện thông qua các con số về các công trình công cộng được xây dựng cũng như số hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy hiệu quả của chương trình này thực sự chưa cao thể hiện trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, nguồn lực hạn chế phải hỗ trợ cho một số lớn thuộc đối tượng của chương trình nên dẫn đến mức độ hỗ trợ bình quân còn thấp và tình trạng hỗ trợ dàn trải cho các đối tượng được thụ hưởng còn nhiều.
Thứ hai, tính hiệu lực của chương trình, mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo rất rõ ràng, đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh qua đó tăng thu nhập và tự vượt nghèo; được tiếp cận với giáo dục và y tế để cải thiện trình độ học vấn cũng như sức khỏe của họ, giảm bớt sự cách biệt về địa lý để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống ở các xã nghèo và khó khăn. Bên cạnh mỗi mục tiêu cụ thể mà chương trình theo đuổi thì chương trình này còn cùng hướng tới mục tiêu đó là giảm tình trạng nghèo đói trên các khía cạnh. Thực tế cho thấy, tất cả các hoạt động đều đạt được mục tiêu tuy ở mức độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng đối với thành tựu giảm nghèo ở xã Thạch Bằng nói riêng và huyện Lộc Hà nói chung. Mặc dù nguồn số liệu hạn chế không cho
phép đánh giá bằng phương pháp định lượng về tác động của tất cả các hoạt động đến kết quả giảm nghèo nhưng với những gì do chính người nghèo cung cấp trong các nghiên cứu có sự tham gia của người dân thì chúng đã thực sự tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Người nghèo đã cảm nhận được rất rõ lợi ích mà mỗi chương trình đem lại. Với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đến hộ nghèo thông qua cung cấp tín dụng ưu đãi hay hỗ trợ về giáo dục và y tế đã góp phần không chỉ tạo cơ hội để cải thiện mức sống do thu nhập tăng lên mà còn giúp cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, giúp họ giảm thiểu rủi ro và tránh được của nguy cơ bị tổn thương. Ý nghĩa hơn cả đó là giúp họ tự tin hơn và tham gia có hiệu quả hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương. Tất cả những vấn đề trên cho thấy chương trình xóa đói ngảm nghèo chủ yếu đã có hiệu lực, tuy nhiên, tính hiệu lực này chưa cao vì thực tế triển khai chính sách còn bộc lộ một số vấn đề bất cập. Ví như hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dù đã góp phần cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế, giảm đói nghèo ở các thôn xóm nghèo và đặc biệt khó khăn nhưng thực tế một bộ phận không nhỏ người nghèo lại chưa thực sự được hưởng các thành quả mà chính sách tạo ra. Với chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho người nghèo mong muốn không chỉ là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục - y tế mà còn có mục tiêu cao hơn đó là họ phải được hưởng dịch vụ giáo dục - y tế có chất lượng cao. Trong thực tế hiệu lực của chương trình dường như chưa đạt được vì sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn tồn tại đối với người nghèo. Do đó, mặc dù mục tiêu được xác định rõ ràng trong chương trình nhưng khả năng đạt được của các mục tiêu chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, về sự phù hợp của chương trình, tác động tích cực của chương trình xóa đói ngảm nghèo chủ yếu đến công cuộc giảm nghèo của xã thời gian qua là bằng chứng thuyết phục nhất về sự phù hợp của chương trình với thực
tế. Tuy nhiên, kết quả phân tích thực trạng triển khai chương trình cho thấy ở mỗi hoạt động đều bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế, đặc biệt là chưa xuất phát từ mong muốn của người hưởng lợi. Ví như, hoạt động hỗ trợ giáo dục, về cơ bản chính sách đã hỗ trợ đúng đối tượng là trẻ em được đến trường nhưng do mức hỗ trợ còn thấp nên tác động đến giảm gánh nặng học phí giáo dục còn nhỏ. Chính điều này dẫn đến tình trạng dường như người nghèo chưa cảm nhận được hết lợi ích mà hoạt động mang lại cho họ. Do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cha mẹ đến việc cho con trẻ tới trường học - một nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ em không được đi học đúng tuổi hoặc có những phải bỏ dở giữa chừng. Bên cạnh đó, ngay cả khi có cơ hội được tiếp cận giáo dục thì bản thân người nghèo cũng nhận thấy họ đang được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng dường như là thấp. Nguyên nhân do ở nhiều nơi, đặc biệt vùng sâu vùng xa trường lớp chưa đạt chuẩn, trình độ thầy cô còn hạn chế, chương trình học chưa phù hợp với một số nơi... Điều này cho thấy để đạt được mục tiêu tạo mọi cơ hội tốt nhất để trẻ em con hộ nghèo được tiếp cận với giáo dục cơ bản có chất lượng thì hỗ trờ dưới hình thức miễn giảm các khoản đóng góp là chưa đủ. Với hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo, cho dù người nghèo đã được nhận từ hoạt động xây dựng các trạm y tế nhưng họ chưa thực sự hài lòng với sự hỗ trợ đó. Điều này được thể hiện trên một số mặt như: viện phí tăng, chất lượng dịch vụ học được chưa cao, trang thiết bị còn nghèo nàn... Tất cả các yếu tố này cho thấy mặc dù chương trình cũng đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng dường như ở một khía cạnh nào đó vẫn có thể thấy thiếu đi tính phù hợp.
Thứ tư, về tính bền vững của chương trình, chương trình xóa đói giảm nghèo của xã chủ yếu đã đảm bảo được phần nào mức độ về hiệu quả, hiệu lực và sự phù hợp thì tính bền vững lại có phần chưa đạt được từ các hoạt đồng. Điều này có thể thấy, với hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mặc dù các công trình đã phát huy tác dụng nhưng để đảm bảo có thể sử dụng
được trong thời gian dài lại là một vấn đề lớn. Công tác duy tu bảo dưỡng hiện tại chưa đạt được mục tiêu vì khi nhà đầu tư bàn giao cho người dân sử dụng thì chất lượng công trình thường chưa đảm bảo. Tình trạng sau một thời gian sử dụng, công trình đã bị hỏng hoặc xuống cấp nghiêm trọng còn khá phổ biến ở trên địa bàn xã. Đây là bài toán khó trong khâu thẩm định và đánh giá chất lượng công trình. Đánh giá tính bền vững của hoạt động hỗ trợ giáo dục cho người nghèo thông qua tỉ lệ trẻ em hoàn thành các bậc học giáo dục cơ bản hoặc tỷ lệ học sinh bỏ học hoặc lưu ban ở các cấp. chương trình có thể tác động tăng tỷ lệ nhập học đúng tuổi nhưng không có gì đảm bảo học sinh đó sẽ không bỏ dở ngang chừng. Khi đó, nguồn lực dành cho giáo dục của người nghèo được sử dụng nhưng lãng phí và khó có thể đạt được mục tiêu tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng. Chính kết quả này cho thấy tính bền vững của chương trình chưa ổn định. Với hoạt động về hỗ trợ y tế cho người nghèo, một vấn đề lớn hiện nay là nguồn lực thực hiện phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước và tỉnh. Hiện nay, huyện gặp khó khăn trong huy động nguồn kinh phí bổ sung cho hoạt động về y tế.
Qua bảng 4.5 ta thấy về mức độ hài lòng của người dân về những kết quả đạt được của chương trình. Cơ sở hạ tầng được nâng cao giúp đời sống của bà con dần đi vào ổn định và bền vững. Hệ thống đường giao thông được đánh giá cao về sự hài lòng của bà con. Các công trình thuỷ lợi, trường học, y tế, tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất, quy hoạch dân cư do còn nhiều bất cập nên bà con đánh giá ở mức độ tạm hài lòng 50%, 48%, 43%.... Chương trình xây dựng về trạm bơm nước và mương thoát nước và đã đạt được mức độ rất hài lòng cao nhất là 25%
Bảng 4.5. Mức độ hài lòng của người dân về hiệu quả chương trình Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng
Hệ thống đường giao thông 12% 50% 28% 10%
Các công trình thuỷ lợi 10% 42% 38% 10%
Trường học 17% 60% 23% 0%
Trạm y tế 2% 33% 38% 27%
Công trình điện nước sinh hoạt 25% 35% 35% 5%
Chợ trung tâm cụm xã 2% 30% 50% 18%
Quy hoạch sắp xếp dân cư 5% 40% 40% 15%
Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi 20% 27% 43% 10%
Hỗ trợ tín dụng 2% 32% 48% 18%
Qua bảng 4.6 ta thấy rằng, việc đào tạo cho cán bộ xã nhằm phục vụ tận tình cho bà con đạt được kết quả khả quan. Cán bộ có phẩm chất đạo đức ở mức tốt và khá là 45% và 53%. Cán bộ có trình độ văn hoá ở mức tốt là 57% và không có cán bộ nào TB và Yếu. Cán bộ có trình độ chuyên môn đạt ở mức khá là 55% và không có cán bộ nào Yếu. Về hiểu biết pháp luật và tinh thần cầu tiến của cán bộ ở mức khá là 50% và 55%. Việc giải quyết công việc và giao tiếp với bà con được đánh giá khá cao ở mức Khá 57% và 55%.
Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về cán bộ xã
Tốt Khá TB Yếu
Có phẩm chất đạo đức 45% 53% 2% 0%