II. Sản lượng cây lượng thực có hạt Tấn 24.751 100,
5 Nước sinh hoạt
4.2.3. Tồn tại và nguyên nhân
Quá trình triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã bước đầu đã đem lại hiệu quả và đạt được các mục tiêu của chương trình, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn một số tồn tại chủ yếu sau:
Thứ nhất, công tác chỉ đạo thực hiện chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên và sâu rộng. Công tác xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng theo hướng dẫn của cấp trên. Công tác chuẩn bị đầu tư tiến hành chậm, chỉ thực hiện sau khi cấp trên giao vốn.
Công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ thực hiện chậm, chủ đầu tư ít kiểm tra đôn đốc, hiệu quả chưa cao. Việc bình xét, phê duyệt danh sách hộ nghèo còn chậm. Hoạt động đầu tư công trình xây dựng hạ tầng thôn còn theo hướng dễ làm chưa theo thứ tự ưu tiên, đã phần nào ảnh hưởng đến nguyện vọng của người dân. Hoạt động phân cấp, phân quyền trong hoạt động đầu tư còn ít, công tác tập huấn giúp đỡ cơ sở về kiến thức, kỹ năng trong quản lý đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ hai, công tác kiểm tra của cơ quan quản lý chương trình xóa đói giảm nghèo các đơn vị liên quan chưa thường xuyên, liên tục. Chất lượng hoạt động của các ban chỉ đạo chưa cao, các ban chỉ đạo hoạt động xóa đói giảm nghèo chưa kiện toàn, ban giám sát hoạt động còn mang nặng tính hình thức nên chất lượng hoạt động của chương trình chưa đem lại hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp chưa đủ mạnh nên tiến độ và hiệu quả trong điều hành, chỉ đạo chưa phát huy hết hiệu quả. Thực tế cho thấy, hoạt động giải ngân và triển khai thực hiện công việc mới chỉ đạt từ 75%, có nhiều hoạt động không đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm.
Thứ ba, công tác đánh giá, thẩm định của các cấp thực hiện chưa nghiêm túc ảnh hưởng đến công tác quản lý chung của chương trình, nhất là trong điều chỉnh nguồn vốn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp giữa các đơn vị trong xã còn gặp nhiều hạn chế, chưa thường xuyên trao đổi và phối hợp với nhau để giải quyết các công việc chung.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đã được xã Thạch Bằng nhận thấy trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo, gồm:
Thứ nhất, việc xem xét và công nhận đối tượng được thụ hưởng, hưởng lợi từ chương trình còn chưa đồng nhất, mỗi năm xã tiến hành xét đưa chương trình về một số thôn xóm nên có thôn được hưởng có thôn không được hưởng.
Nguồn vốn đầu tư cấp không đồng đều, một số hướng dẫn thực hiện chương trình còn chậm triển khai dẫn đến lúng túng và khó khăn trong công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện của địa phương và cơ sở.
Thứ hai, một số quy định thực hiện chi tiết các hợp phần, các dự án của cấp tỉnh như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trực tiếp vốn cho hộ nghèo còn thấp so với nhu cầu xây dựng thực tế và nhu cầu cần hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ, đồng thời cũng gây khó khăn trong triển khai thực hiện tại cơ sở.
Thứ ba, thủ tục hành chính đối với hoạt động xin cấp ngân sách còn rườm rà trong khi biến động thị trường luôn thay đổi theo triều hướng tăng nên xã phải thường xuyên điều chỉnh bổ sung hồ sơ thủ tục. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã thiếu các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp thi công có năng lực. Năng lực quản lý của chủ đầu tư, ban quản lý chương trình cấp xã, cơ sở còn hạn chế nên quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều hạn chế trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Thứ tư, nguồn vốn chủ yếu của xã Thạch Bằng là ngân sách Trung ương và Tỉnh cấp, nên hoạt động bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động còn khó khăn, mặt khác hàng năm Trung ương và Tỉnh giao vốn bổ sung thực hiện thường vào cuối năm nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Bên cạnh đó, địa bàn xã thuộc vùng ven biển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa; trình độ dân trí thấp, không đồng đều... làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng triển khai chương trình.