Số vốn đầu tư triệu đồng 11.585,88 11.585,89 100 Tổng cộng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 86 - 92)

II. Sản lượng cây lượng thực có hạt Tấn 24.751 100,

5 Nước sinh hoạt

5.3 Số vốn đầu tư triệu đồng 11.585,88 11.585,89 100 Tổng cộng

Tổng cộng

( Nguồn : Các báo cáo về CT 106, các năm 2011- 2014)

Nghiên cứu bảng 4.1 cho thấy, hiệu quả của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng bước đầu đem lại hiệu quả và đạt được mục tiêu tạo nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho người dân ổn định sản xuất và đời sống. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã giúp xoá dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, vùng sâu vùng xa và đồng bằng. Tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hoá, kinh tế – xã hội giữa các vùng trong huyện nói riêng và trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận khác nói chung. Kết quả chính đạt được của chương trình 106

(2011 – 2014) tại xã Thạch Bằng: 100% số thôn có đường giao thông cho xe cơ giới đến được trung tâm xã, thôn; 45% số thôn có công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ tưới tiêu; 81,5% số thôn có đủ trường học; 100% số thôn có điện sinh hoạt; 90% số hộ có đủ nước sạch hợp vệ sinh.

Hoạt động hỗ trợ sản xuất: điều kiện kinh tế - xã hội của người dân ở

vùng ngang ven biển từng bước được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp đại đa số người dân đã biết sản xuất gắn với cơ chế thị trường, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa mang giá trị kinh tế cao, nhu cầu đời sống tinh thần ổn định, về cơ bản trên địa ban xã không còn hộ đói, giai đoạn 2011 – 2014 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,04% xuống còn 14,55%. Kết quả hoạt động hỗ trợ sản xuất thể hiện trên các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt, sản lượng lương thực hàng năm đều tăng, năm 2011 sản lượng lương thực 39,38 nghìn tấn, năm 2013 đạt 72,089 nghìn tấn và năm 2014 đạt 71,45 nghìn tấn. Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác bình quân năm 2011 đạt 12 triệu đồng/ha, đến năm 2014 đạt 20 triệu đồng/ha; Chăn nuôi: Xã có ưu thế về diện tích chăn thả gia súc, gia cầm nên đã có chính sách khuyến khích tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và thủy sản...Với kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, đã nâng cao mức thu nhập cho nhân dân trong vùng, tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu/người/năm tăng từ 65,1% năm 2011 lên 67,1 năm 2014 và không còn hộ đói trên địa bàn xã.

Bảng 4.2. Kết quả hoạt động hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2011 – 2014

STT Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện Thực hiên/Kế hoạch Tăng (+)/ Giảm (-) % 1 Số lớp tập huấn các hoạt động khuyến nông, khuyến công, ngư

2 Số lượt người được tập huấn lượt người 1.293 1.201 (92) 92,88 3 Kinh phí hỗ trợ khuyến nông, lâm, ngư, công, hỗ trợ giống... triệu đồng 11.654,00 11.634,259 (19,74) 99,83 4 Số hộ nhận hỗ trợ cây giống, giống con, vật tư SX hộ 4.560 3.689 (871) 80,90 5 Số hộ nhận hỗ trợ phương tiện sản xuất hộ 944 944 0 100 6

Số lượng phương tiện sản xuất được mua từ CT 106

P.tiện 649 649 0 100

7

Số lượng các mô hình sản xuất mới được xây dựng

hình 64 58 (6) 90,63

8

Số hộ vay vốn ngân hàng sau khi được HT

dự án SX CT 106 Hộ 1.450 160 (1290) 11,03 9 Số tổ hoặc nhóm hộ sản xuất được thành lập Nhóm 60 114 54 190,00 10

Số hộ tham gia vào tổ hoặc nhóm hộ sản xuất

Hộ 1.100 1.001 (99) 91,00

( Nguồn : UBND xã Thạch Bằng, các năm 2011 – 2014) Hoạt động hỗ trợ cải thiện dịch vụ nâng cao đời sống của nhân dân: Qua 4 năm thực hiện chương trình 106 về xoá đói giảm nghèo vừa qua, đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, các thôn đã có nhà văn hoá, trạm xá,…. Các công trình phúc lợi công cộng phát huy được chức năng và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng. Kết quả đạt được: trên 90% số hộ đã có nước sạch hợp vệ sinh, 100% số học sinh tiểu học và

trung học cơ sở được đến trường; người dân được khám chữa bệnh kịp thời với sự hỗ trợ của hệ thống trạm xá tại các thôn; Hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, nhà sinh hoạt cộng đồng... 100% dân số được xem truyền hình; 100% dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam. Với những hoạt động hỗ trợ như trên đã phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai nâng cao được đời sống tinh thần cho người dân, bên cạnh đó bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bảo tồn và phát huy

Bảng 4.3. Kết quả hỗ trợ cải thiện dịch vụ nâng cao đời sống giai đoạn 2011 – 2014

Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện

Thực hiên/ Kế hoạch

Tăng (+)/

Giảm (-) %

Hoạt động hỗ trợ Giáo dục

Số học sinh mẫu giáo con hộ nghèo được nhận hỗ trợ

Học

sinh 4952 4.952,0 - 100

Vốn đầu tư của CT 106 hỗ trợ học sinh mẫu giáo

Triệu

đồng 1.851,71 1.489,53 (362,18) 80,44 Số học sinh con hộ nghèo

được nhận hỗ trợ

Học

sinh 9.633 9.633 - 100

Vốn đầu tư của CT 106 hỗ trợ học sinh con hộ nghèo

Triệu

đồng 3.670,764 3.670,764 - 100

Hoạt động hỗ trợ pháp lý và nâng cao chất lượng cuộc sống

Số hộ nhận hỗ trợ từ CT 106 XD nhà vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh

Hộ 1.344 1.040 (1.304) 61,00

Vốn đầu tư của CT 106 hỗ trợ trợ giúp PL, văn hoá, học sinh, vệ sinh môi trường Triệu đồng 8,700 30,000 21,30 344,83 Số lần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý Lần 45 42 (3) 93,33 Số lần tổ chức các hoạt động văn hoá tại địa phương

Lần 45 42 (3) 93,33

Bảng 4.4. Hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng cán bộ và người dân Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện Thực hiên/ Kế hoạch Tăng (+)/ Giảm (-) % Số lớp tập huấn cho CB xã, thôn Lớp 30 29 (1) 96,67 Số lượt CB xã, bản được tập huấn - đào tạo

lượt người 1.521 1.343 (178) 88,30 Kinh phí tập huấn CB xã, thôn triệu đồng 1.050 1.021,989 (28) 97,33 Số lớp tập huấn cho người dân Lớp 42 42 0 100,00

Số lượt người dân được tập huấn

lượt

người 1.448 1.448 0 100,00

Kinh phí tập huấn cho người dân

triệu

đồng 1.340

1.338,98

8 (1) 99,92

( Nguồn: UBND xã Thạch Bằng, các năm 2011 – 2014)

4.1.3. Một số khó khăn và hạn chế của chương trình

Quá trình triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thạch Bằng bước đầu đã đem lại hiệu quả và đạt được các mục tiêu của chương trình, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn một số tồn tại chủ yếu sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo thực hiện chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chính sách chưa thường xuyên và sâu rộng. Công tác xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng theo hướng dẫn của cấp trên. Công tác chuẩn bị đầu tư tiến hành chậm, chỉ thực hiện sau khi cấp trên giao vốn.

Công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ thực hiện chậm, chủ đầu tư ít kiểm tra đôn đốc, hiệu quả chưa cao. Việc bình xét, phê duyệt danh sách hộ

nghèo còn chậm. Hoạt động đầu tư công trình xây dựng hạ tầng một số huyện còn theo hướng dễ làm chưa theo thứ tự ưu tiên, đã phần nào ảnh hưởng đến nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động phân cấp, phân quyền trong hoạt động đầu tư còn ít, công tác tập huấn giúp đỡ cơ sở về kiến thức, kỹ năng trong quản lý đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý chương trình xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan chưa thường xuyên, liên tục. Chất lượng hoạt động của các ban chỉ đạo chưa cao, các ban chỉ đạo hoạt động xóa đói giảm nghèo chưa kiện toàn, ban giám sát hoạt động còn mang nặng tính hình thức nên chất lượng hoạt động của chương trình chưa đem lại hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp chưa đủ mạnh nên tiến độ và hiệu quả trong điều hành, chỉ đạo chưa phát huy hết hiệu quả. Thực tế cho thấy, hoạt động giải ngân và triển khai thực hiện công việc mới chỉ đạt từ 75%, có nhiều hoạt động không đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm.

Thứ ba, công tác đánh giá, thẩm định của các cấp thực hiện chưa nghiêm túc ảnh hưởng đến công tác quản lý chung của chương trình, nhất là trong điều chỉnh nguồn vốn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp giữa các đơn vị trong xã còn gặp nhiều hạn chế, chưa thường xuyên trao đổi và phối hợp với nhau để giải quyết các công việc chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w