Điều kiện kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 70 - 79)

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số toàn xã là 9695 nhân khẩu, 2353 hộ. Mật độ dân số bình quân là 85 người/km2.Lực lượng lao động của xã khá dồi dào với tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động 3115/3213 đạt 96,9% dân số toàn xã. Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp có 2648 người, chiếm 77,5% tổng số lao động toàn xã, chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật còn thấp, chiếm 52%. Trong thời gian tới để đáp

ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo, nâng cao trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 – 2009) Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/ 07 09/ 08 BQ I. Tổng dân số Người 80646 100,00 82806 100,00 84856 100,00 102,60 102,40 102,50

1. Dân số nông thôn nt 75906 94,10 77957 94,10 79897 94,10 102,70 102,40 102,55

2. Dân số thành thị nt 4740 5,90 4849 5,90 4959 5,90 102,20 102,20 102,20 II. Tổng lao động nt 40323 100,00 42231 100,00 43277 100,00 104,70 102,40 103,50 1. Lao động nôngnghiệp nt 28226 69,90 29984 70,90 30726 70,90 106,20 102,40 104,30 2. Lao động CN- TTCN nt 8067 20,00 8070 19,10 8222 18,90 100,04 101,90 100,97 3. Lao động DV- TM nt 4030 10,10 4177 10,00 4329 10,20 103,60 103,60 103,60 III. Tổng số hộ Hộ 16940 100,00 17640 100,00 18070 100,00 140,10 102,40 103,25 1. Hộ nông nghiệp nt 11858 70,00 12348 70,00 12649 70,00 104,10 102,40 103,25 2. Hộ CN- TTCN nt 3388 20,00 3528 20,00 3614 20,00 104,10 102,40 103,25 3. Hộ DV- TM nt 1694 10,00 1764 10,00 1807 10,00 4,10 102,40 103,25 * Lao động NN/ hộ NN Người/ha 2,38 - 2,43 - 2,43 - 102,00 100,00 101,00 * Tổng số dân/Tổng diện tích tự nhiên Người/ha 1,37 - 1,41 - 1,45 - 102,70 102,50 102,60

Trong những năm qua, xã đã gắn giải quyết việc làm với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng tiểu vùng,tiểu thôn. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các loại ngành nghề thích hợp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế - xã hội để tham gia giải quyết việc làm, khuyến khích phát triển các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa vả nhỏ, ở những vùng có điều kiện khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm. Năm 2009, xã Thạch Bằng đã giải quyết việc làm mới cho trên 1.150 lao động, trong đó 687 lao động đi làm tại các doanh nghiệp, các đơn vị trong huyện và xã, 50 lao động đi xuất khẩu lao động còn lại là lao động nghề nông thôn và lao động khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở xã năm 2009 là 12%; tỷ lệ thiếu việc làm là 6,5%; Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 70%.

Bảng 3.2. Kết cấu dân số theo lao động

ĐVT: %

Các ngành 2005 2009

Tông số 100,0 100,0

Nông, lâm, ngư nghiệp 75,3 73,0

Công nghiệp _ xây dựng 11,7 12,0

Dịch vụ 12,0 15,0

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của xã qua các năm) Giáo dục : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt và duy trì được chuẩn

quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học, chống mù chữ (Huy động trẻ 06 tuổi học lớp 1 đạt 100%, có trên 100% số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học hằng năm vào học lớp 6 THCS, điều kiện cơ sở vật chất được đảm bảo, thực hiện dạy đủ môn học của Chương trình, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học Trung học ( Phổ thông, Bổ túc, Học nghề ) đạt 92,3%

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của xã Thạch Bằng

Xây dựng cơ bản: Trong những năm qua với chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, các kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã được đầu tư xây dựng như: đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống kênh mương, đập thủy lợi, trường học, bệnh viện được đầu tư cơ bản đồng bộ. Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản trong những năm qua đã phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân và đem lại hiệu quả sử dụng cao.

Từ năm 2002 đến 2009, tổng số công trình xây dựng là 376 với tổng vốn đầu tư là 275,726 tỷ đồng, bao gồm: 48 công trình giao thông (với 100,779 tỷ đồng); 40 công trình thủy lợi (với 24,023 tỷ đồng); 85 công trình nước sinh hoạt (với 25,19 tỷ đồng); 203 công trình xây dựng dân dụng (với 125,734 tỷ đồng). Các công trình nhìn chung phát huy tốt hiệu quả, góp phần tích cực giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Giao thông vận tải: Xã Thạch Bằng đã thực hiện tốt và có hiệu quả các chương trình dự án về giao thông vận tải trên địa bàn xã. Đường liên xã được bê tông hóa tạo dựng diện mạo mới cho vùng nông thôn và tạo thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2009, toàn huyện có 595,7 km giao thông đường bộ. Các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã luôn đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt cho phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng.

Thủy lợi: Tính đến hết năm 2009, thủy lợi đã được đầu tư hình thành hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: 154 công trình phai, đập (50 công trình kiên cố, 26 công trình bán kiên cố - rọ thép; 78 công trình tạm do dân tự làm), 14,2 km kênh mương (trong đó 5,9 km kênh mương xây kiên cố; 8,3 km kênh mương đất). Nhìn chung các công trình thủy lợi cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, các công trình thủy lợi còn tạm thời (chiếm khoảng 55%) chưa được xây dựng đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương và chịu tác động thiên tai cũng như ý thức khai thức sử dụng của nông dân nên hầu hết đang xuống cấp. Các công trình chủ yếu tập trung tưới cho sản xuất lúa nước (tiểu vùng II) trong khi nhu cầu tưới ẩm cây công nghiệp, cây ăn quả...hầu như chưa đáp ứng được còn phụ thuộc chủ yếu vào các con suối và nước vào mùa mưa.

Nước sinh hoạt nông thôn: Trong những năm qua bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng của xã và nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đưa tổng số hộ được sử dụng sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 87% (năm 2009).

Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh - truyền hình: Hệ thống bưu chính viễn thông của xã về cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn. Cho đến nay trên địa bàn xã đã có báo đọc trong ngày, xã đã có bưu điện văn hóa. Năm 2000, mạng điện thoại toàn huyện có 518 máy với tỉ lệ 5,3 máy trên 1000 dân, đến năm 2009 đạt 3.152 máy với tỉ lệ 30 máy trên 1000 dân.Internet có đến 10/10 đơn vị thôn.

Hệ thống truyền thanh - truyền hình: Hệ thống đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và phát luật của Nhà nước đến người dân. Tính đến nay toàn huyện đã có 100% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 7 trạm thu phát lại truyền hình, dân số được xem truyền hình là 87%.

Hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống: Hệ thống điện lưới quốc gia được chú trọng đầu tư, tính đến năm 2008 đã có 10/10 thôn với số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của toàn xã là 92%. Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2007 là 4,07 triệu Kwh, năm 2009 là 9,37 triệu Kwh. Ngoài ra, trên địa bàn xã có khoảng 1.500 máy thủy điện nhỏ, công suất từ 200W - 500W, chủ yếu là ở các bản chưa có điện lưới quốc gia.

Nhà ở dân cư: Không có nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà đạt tiêu

chuẩn Bộ Xây dựng là 2031/2399=84,7%. Tuy nhiên hiện nay toàn xã có 34 nhà xuống cấp nghiêm trọng cần phải nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới, trong đó có 12 nhà thuộc đối tượng chính sách thuộc diện theo quyết định số 22/2013 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ xây mới; UBND xã đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho Hội cựu chiến binh xã tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các hộ để chỉnh trang số nhà này, đến nay đã có 09 nhà triển khai xây dựng và gần hoàn thiện, số còn lại tiếp tục vận động, giúp đỡ các hộ.

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của xã Thạch Bằng

Hình 3.2. Bãi biển xã Thạch Bằng

Từ TP Hà Tĩnh xuôi tỉnh lộ 9 chỉ hơn 10 km, Thạch Bằng được biết đến là một vùng quê non nước hữu tình. Thạch Bằng có diện tích tự nhiên hơn 974 ha, với trên 10.000 nhân khẩu, vùng đất hội tụ các thế mạnh của núi, sông, đồng, biển; có tuyến tỉnh lộ 9 nối thành phố với cảng Cửa Sót... Đây là điều kiện để người dân Thạch Bằng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, giàu mạnh.

Theo các tài liệu lịch sử, trước năm 1954, vùng đất này gồm các làng Trung Nghĩa, Phú Nghĩa, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Khánh, Xuân Huyên và Yên Bình, thuộc tổng Canh Hoạch (Thạch Hà) với tên gọi xã Xuân Bình. Đến năm 1950, xã Xuân Bình sáp nhập với xã Nam Long thành xã Nam Bình. Thực hiện chủ trương của Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, tháng 12/1954, xã Nam Bình tách thành 2 xã Thạch Kim và Thạch Bằng. Tháng 3/2007, Thạch Bằng cùng 5 xã vùng bãi ngang Thạch Hà và 7 xã của Can Lộc được tách về huyện mới Lộc Hà theo Nghị định 20/2007/NĐ-CP của Chính phủ...

Phát huy truyền thống cách mạng và văn hóa của quê hương, trong thời kỳ, giai đoạn lịch sử nào, người dân Thạch Bằng cũng đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân dân Thạch Bằng đã phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, ngành để thực hiện mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học vào sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn đã xuất hiện hàng chục mô hình kinh tế thu nhập từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Theo đó, có 15 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác lần lượt ra đời và hoạt động có hiệu quả.

Ngoài đẩy mạnh thâm canh, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, Thạch Bằng tập trung khai thác thế mạnh tuyến tỉnh lộ nối với cảng Cửa Sót để mở mang ngành nghề, TM-DV. Những năm gần đây, Thạch Bằng đã đầu tư hành chục tỷ đồng củng cố các tổ, đội sản xuất, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ, mở hướng ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Toàn xã hiện có trên 100 tàu, thuyền các loại, trong đó có 19 chiếc công suất 90-250 CV, mỗi năm đánh bắt trên 1.400 tấn hải sản; giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Nhiều con em trong xã cũng đã được tiếp cận với nhiều nguồn hỗ trợ để đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, góp phần nâng cao thu nhập.

Đặc biệt, Thạch Bằng đã huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo QPAN, nhằm thực hiện vững chắc 19 tiêu chí NTM. Trong 3 năm xây dựng NTM, xã đã làm được 65 km đường GTNT; hơn 28 km đường ra đồng; kiên cố hóa hơn 36 km kênh mương nội đồng; đảm bảo 100% trục đường thôn, ngõ xóm được kiên cố hóa. Hệ thống trụ sở làm việc, hội trường, nhà văn hóa xã, thôn đều được xây dựng khang trang. Năm 2014, Thạch Bằng là 1 trong 19 xã của tỉnh về đích chương trình NTM. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 22 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm chỉ còn 4,8%. Một thị trấn, khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa du lịch của huyện đã hiện hữu khi HĐND khóa 16 vừa ra nghị quyết công nhận thị trấn Lộc Hà là đô thị loại V.

Đời sống vật chất phát triển đã tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục, y tế của địa phương. Thạch Bằng trở thành điểm sáng về chất lượng GD&ĐT. Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Đến nay, các trường từ mầm non đến THCS đều đạt chuẩn, trong đó, trường tiểu học đạt chuẩn giai đoạn 2; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Thạch Bằng là địa phương có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như chùa Xuân Đài, Kim Dung, mỗi năm thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Đặc biệt, bãi tắm Xuân Hải là một trong những bãi tắm đẹp ở Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn du khách.

Trong niềm vui cộng cảm, mừng kỷ niệm 60 năm thành lập xã và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, đón nhận thành tích hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, Đảng bộ và nhân dân Thạch Bằng tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức phát huy thế và lực mới để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2007 - 2009) Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/ 07 09/ 08 BQ

I. Giá trị sản xuất (theo giá CĐ 94) Triệu

đồng 103.20 5 100,0 0 125.33 9 100,0 0 151.000 100,0 0 121,4 5 120,47 120,9 6 1. Trồng trọt nt 81.295 78,80 92.900 74,10 112.650 74,60 114,2 8 121,26 117,77 2. Chăn nuôi nt 20.050 19,40 29.701 23,70 35000 23,20 148,1 3 117,84 132,9 9

3. Dịch vụ trong nông nghiệp nt 1.860 1,80 2738 2,20 3350 2,20 147,2

0 122,35

134,7 8

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w