Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 47 - 67)

2.2.3.1. Nguồn lực hạn chế

Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát nghèo đói.

Các hộ nghèo gặp hạn chế về đất đai và xu hướng thu hẹp diện tích đất có hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng tới việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo, cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung tự cấp, người nghèo thường sử dụng những phương thức sản xuất truyền thống, sử dụng phương thức này dẫn đến kết quả sản xuất và giá trị sản xuất không cao, năng suất cây trồng, vật nuôi thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm. Nhiều hạn chế về yếu tố đầu vào sản xuất như đất đai, lao động, giống, phân bón... là những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới. Mặc dù trong chương trình xóa

đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã được tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người nghèo không có khả năng tiếp cận tín dụng. Một mặt họ không có tài sản thế chấp, mặt khác họ không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng đồng vốn không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và cuối cùng càng làm cho họ nghèo hơn.

2.2.3.2. Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định

Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do đó không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi nghèo đói. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, gia đình...đến không những thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai.

Trình độ học vấn hạn chế cũng ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm trong những khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

Số liệu thống kê về tình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng 90% người nghèo chỉ có tình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người người, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lện. 80% số người nghèo làm công việc nông nghiệp có mức thu nhập thấp.

Theo số liệu thống kê mức sống năm 2010, tỷ lệ đi học chung có xu hướng giảm ở tất cả các cấp học phổ thông, ở thành thị và nông thôn và ở các vùng, ở nam và nữ và ở các nhóm dân tộc. Tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là

38,2%, cao hơn 4,8 lần so với nhóm hộ giàu nhất; của nữ giới là 24,6%, cao hơn 1,6 lần so với của nam giới. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất gấp 60 lần nhóm hộ nghèo nhất.

2.2.3.3. Người nghèo ít có cơ hội tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp

Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt. Mạng lưới dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư...hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã...chi phí dịch vụ pháp lý còn cao.

2.2.3.4. Nhân khẩu học

Quy mô gia đình là mẫu số quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Đông con, ít lao động là một trong những đặc điểm của các gia đình nghèo. Theo thống kê năm 1998, số con bình quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao (Tỷ lệ ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất).

Một trong những nguyên dân dẫn đến tỷ lệ sinh con cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp, tỉ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.

Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, đây chính là nguyên dân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ.

2.2.3.5. Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác

Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên người nghèo khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như: thiên tai, mất mùa, mất việc làm mất sức khỏe, tai nạn... Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình trong nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của gia đình họ và gây ra tình trạng nghèo đói cho hộ.

Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng rất cao đối với người nghèo, do họ không có tình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng phục hồi rủi ro và có thể gặp rủi ro hơn nữa.

Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1 đến 1,2 triệu người. Bình quân hàng năm, số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo đói vẫn còn lớn, do không ít hộ đang sống bên ngưỡng nghèo đói và rất dễ bị tác động bởi các yếu tổ rủi ro như thiên tai, mất việc, ốm đau...

Phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình các năm cho thấy hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai có nguy cơ dễ lún sâu vào nghèo đói. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai được coi như là một phần quan trọng của quá trình xóa đói giảm nghèo.

2.2.3.6. Bệnh tất và sức khỏe yếu là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng

Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: Một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chị chi phí khám chữa bệnh, kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Do vậy, chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo. Trong khi đó, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng mắc bệnh của họ.

Tình trạng sức khỏe ở Việt Nam trong thập kỹ qua đã được cải thiện song tỷ lệ người nghèo mắc bệnh thông thường vẫn còn khá cao. Theo số liệu thống kê điều tra mức sông năm 1998, số ngày ốm bình quân của nhóm 20% người nghèo là 3,1 ngày/năm so với 2,4 ngày/năm của nhóm 20% giàu nhất. Trong thời kỳ 1993 - 1997, tình trạng ốm đau của nhóm người giàu đã đảm 30%, trong khi tình trạng của nhóm người nghèo vẫn giữa nguyên.

Theo số liệu thống kê mức sống năm 2010; 26,7% số hộ dân cư được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo, trong đó 10,2% hộ được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, 11,5% hộ được miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, 9,9% hộ được hưởng tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Có 81% lượt người ở khu vực nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 90%. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người/tháng đạt khoảng 62 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5,4% trong chi tiêu cho đời sống. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người/tháng của nhóm hộ giàu nhất cao hơn gấp 3,8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 1,43 lần so với hộ nông thôn.

Việc cải thiện điều kiện sức khỏe của người nghèo là một trong những yếu tố rất cơ bản để họ tự thoát nghèo.

2.2.3.7. Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự do hóa thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước) đến đói nghèo

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới mức giảm nghèo. Việt Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo rất đa dạng và trên diện rộng. Tuy nhiên, quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến người nghèo.

Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý: Tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tậpt rung cho thủy lợi, các trục công nghiệp chính, chú trọng vào đầu tư thay thế nhập khẩu, chưa chú trọng đầu tư cho những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động...

Cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và các khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước đã dấn đến việc mất đi nhiều việc làm trong giai đoạn cải cách. Nhiều công nhân mất việc làm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèo đói. Phần lớn số người này là phụ nữ, người có trình độ thấp và người lớn tuổi.

Chính sách cải cánh kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do hóa thương mại đã tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên một số ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tạo việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội phát triển. Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp... dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị phá sản và đẩy công nhân vào thất nghiệp và dẫn đến nghèo đói.

Tăng trưởng kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo trên diện rộng, song việc cải thiện tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát

triển các nguồn lực) lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế. Việc phân phối lợi ích tăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư không bình đẳng, điều này dẫn đến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng lên.

Kết cấu hạ tầng giao thông đên các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo vừa thiếu vừa yếu. Việc tiếp cận các vùng này còn hết sức khó khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của toàn dân còn hạn chê, chủ yếu bằng lao động.

Trên đây là một số nguyên nhân và ảnh hưởng tới tình hình đói nghèo trong dân cư. Tuy nhiên, đối với các địa phương khác nhau thì có thể có những nguyên nhân khác nhau. Ngay trong bản thân các hộ nông dân cũng có thể có một hay một số nguyên nhân tác động gây ra tình trạng nghèo đói, có những nguyên nhân chủ quan nhưng cũng có nguyên nhân khách quan. Điều mấu chốt trong nghiên cứu nghèo đói là phải tìm ra được những nguyên nhân tác động tới hộ cũng như đâu là nguyên nhân cơ bản nhất.

2.2.4. Thách thức và thành tựu của xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

2.2.4.1. Thành tựu của xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Trải qua hai thập kỷ phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng đã đem lại những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho hầu hết người dân. Theo tính toàn của Tổng cục Thống kê trên cơ sở sử dụng chuẩn nghèo tính theo chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục trong vòng khoảng hai thập kỷ, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002, 16% năm 2006 và 14,5% năm 2008, nhờ đó mà khoảng gần 30 triệu người đã thoát nghèo trong giai đoạn này. Đây là thành tự rất ấn tượng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Chất lượng cuộc sống của ngay cả những người còn chưa thoát nghèo cũng được cải thiện đáng kể trong giai đoạn này. Cụ thể, sự thiếu hụt tiêu dùng của người nghèo ở mức trung bình so với ngưỡng nghèo, được đo bằng tỷ lệ khoảng cách nghèo cũng đã giảm liên tục từ 18,5% năm 1993 xuống

mức rất thấp là 3,5% năm 2008. Thước đo khác về mức độ trầm trọng của nghèo đói cũng đã giảm từ 7,9% năm 1993 xuống còn 1,2% năm 2008. Các chỉ số thu nhập như sự tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ sở hạ tầng cũng khẳng định xu hướng rất tích cực này. Nổi bật là nếu vào năm 1993, chưa đến 37% người nghèo được sử dụng điện thì nay gần 90% người nghèo đã có điện vào nhà.

Những đặc tính của nhóm người nghèo cũng đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Quy mô của hộ gia đình nghèo điển hình giảm từ 5,2 người xuống còn 4,8 người, còn tỷ lệ người sống phụ thuộc giảm từ 55% năm 1993 xuống còn 49,7% năm 2008, mặc dù tỷ lệ này vẫn luôn cao hơn so với các hộ gia đình không nghèo trong suốt giai đoạn này. Về giáo dục, tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ học kết bậc tiểu học tăng lên, nhưng tỷ lệ hộ nghèo với chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn bậc tiểu học lại giảm xuống. Điều này cũng phần nào giải thích tại sao các hộ nghèo chuyển đối cơ cấu sản xuất khá chậm, với tỷ lệ hộ nghèo làm nông nghiệp giảm với tiến độ khá khiêm tốn, từ 51,3% năm 1993 xuống còn 47,3% năm 2008. Đáng chú ý là, việc ngày càng sẵn có phương tiện truyền thông cho người nghèo được ghi nhận là một trong những thay đổi chính quan sát được giữa vòng Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 47 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w