Sự thay đổi tỷ lệ hạt nguyên trong quá trình lau bóng

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sản xuất gạo xát trắng và khảo sát sự thay đổi phẩm chất hạt trong quá trình lau bóng gạo (Trang 57)

Hạt nguyên là hạt gạo còn nguyên không bị rạn nứt hay sức mẻ, có nội nhủ trắng trong. Quy ƣớc hạt có chiều dài 9/10 của hạt tƣơng ứng trở lên (thƣờng là chiều dài trung bình 6,2 mm) đƣợc gọi là hạt gạo nguyên. Tỷ lệ hạt nguyên giảm dần qua các công đoạn chế biến từ xát 2 đến lau bóng 3 do ở công đoạn lau bóng gạo vẫn phải chịu tác dụng của lực ma sát giữa gạo với dao lau bóng, quá trình xáo trộn làm cho các hạt gạo tự cọ xát với nhau, giữa gạo với lƣới và giữa các hạt với nhau làm hạt bị gãy. Mặt khác do trong gạo có lẫn nhiều hạt bạc bụng có cấu trúc mềm và xốp nên dễ bị vỡ khi va chạm. Qua ba lần lau bóng với nguyên lý làm việc nhƣ nhau của máy lau bóng thì tỷ lệ hạt nguyên bị giảm dần qua ba lần lau bóng. Kết quả đƣợc trình bày ở Hình 4.11.

Hình 4.11: Sự thay đổi tỷ lệ hạt nguyên qua công đoạn lau bóng

Qua đồ thị Hình 4.11 cho thấy, tỷ lệ hạt nguyên trong quá trình lau bóng sẽ giảm dần. Xát 2 với tỷ lệ 76,03% sau khi qua lau bóng 1 với tỷ lệ 69,10% sang lau bóng 2 còn 66,73% cuối cùng đến lau bóng 3 chỉ còn 66,80%. Qua công đoạn lau bóng tỷ lệ hạt nguyên giảm dần từ 76,03% xuống 66,80% do hạt gạo bị tác động cơ học của các máy mốc thiết bị vận hành, gạo một phần sẽ bị gãy thành tấm nên tỷ lệ gạo nguyên giảm dần. Ở công đoạn lau bóng tỷ lệ hạt nguyên không thay đổi đáng kể và không có sự khác biệt ý nghĩa khi thống kê.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sản xuất gạo xát trắng và khảo sát sự thay đổi phẩm chất hạt trong quá trình lau bóng gạo (Trang 57)