4.3.4.1 Cấu tạo
Hình 4.5: Thiết bị sấy
Thùng có dạng hình tròn, đƣờng kính của thùng khoảng 3 m, cao khoảng 5 m. Ở giữa thùng sấy có một luồng lƣới có đục lỗ nhỏ đƣờng kính khoảng 1m, bên trong lồng lƣới nhỏ là một hệ thống ống nhỏ dùng để thổi lửa hoặc gió lên nhờ quạt thổi.
4.3.4.2 Nguyên lý hoạt động
Khi máy lau bóng hoạt động thùng sấy đƣợc đóng lại không cho gạo xả ra, cửa nạp liệu mở ra cho đến khi gạo đầy thùng thì tiến hành sấy, tùy theo độ ẩm của nguyên liệu đƣa vào sản xuất mà ta tiến hành sấy lửa hoặc sấy gió.
+ Sấy lửa: than đá đƣợc xí nghiệp sử dụng để sấy gạo, quạt hút tiến hành đẩy hơi nóng của lửa lên lồng sấy thông thƣờng nhiệt độ khoảng 50 ÷ 60ºC hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào độ ẩm nguyên liệu và độ ẩm sản phẩm cần đạt đƣợc. Sau khi sấy xong ta tiến hành xả gạo.
+ Sấy gió: lợi dụng sức gió của quạt thổi lên để làm nguội gạo sau khi qua sấy lửa hoặc làm giảm độ ẩm của gạo xuống khi nguyên liệu ban đầu có độ ẩm thấp mà không cần qua sấy lửa.
Vận hành: đối với thiết bị sấy gió thì ta tiến hành bật quạt hút để máy thổi gió vào lồng sấy, không khí chuyển động trong khối hạt làm độ ẩm trong khối hạt di chuyển ra môi trƣờng bên ngoài. Đối với thiết bị sấy lửa thì ta tiến hành cho than đá vào lò đốt rồi bật công tắc của quạt hút để quạt thổi không khí nóng vào trong buồng sấy.
4.3.4.3 Thông số kỹ thuật
- Máy đạt năng suất khoảng 6 ÷ 8 tấn/giờ
- Yêu cầu kỹ thuật: gạo sau khi sấy sẽ giảm độ ẩm theo yêu cầu, hạt không bị gãy, bề mặt hạt gạo không bị thay đổi màu sắc.
Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 40- 4.3.4.4 Ưu và nhược điểm
- Ƣu điểm: thiết bị đơn giản, dễ vận hành, có thể làm giảm độ ẩm của gạo theo yêu cầu, gạo ít bị gãy nát, màu sắc sáng đẹp hơn.
- Nhƣợc điểm: tạo tiếng ồn lớn, chỉ hoạt động khi thùng sấy đã đầy nguyên liệu.
4.3.5 Sàng đảo
4.3.5.1 Cấu tạo
Hình 4.6: Sàng đảo
Sàng đảo đƣợc đặt phía trên trống phân loại. Sàng đảo có hình hộp kín, thùng sàng làm bằng gỗ có đáy bằng tole dày 2 mm, thùng đƣợc treo trên khung sàng bằng 4 dây treo. Trong thùng có lắp 7 lớp lƣới bằng thép không rỉ với độ nghiêng nhất định, lƣới sàng có đƣờng kính nhỏ dần từ trên xuống. Phía ngoài cạnh sàng có bố trí đƣờng đi của gạo và tấm.
4.3.5.2 Nguyên lý hoạt động
Khi làm việc sàng sẽ quay tròn đều nhờ cơ cấu lệch tâm (nhờ động cơ lắp trên thùng sàng làm cho sàng quay tròn và đảo qua lại quanh vị trí cân bằng). Khi hoạt động nguyên liệu vào sàng dƣới tác dụng của trục lệch tâm gạo đƣợc xáo trộn liên tục. Tùy theo kích thƣớc của từng loại hạt mà chúng đƣợc giữ lại hoặc lọt qua các lỗ sàng tƣơng ứng theo kích thƣớc lớp sàng sẽ thu đƣợc các loại gạo và tấm cần thiết.
4.3.5.3 Vận hành
Trƣớc khi vận hành cần kiểm tra lại chiều quay của động cơ, kiểm tra mặt sàng xem các lỗ sàng có bị bít hay không. Bật công tắc cầu dao điện cho máy vận hành trong điều kiện không tải, cho nguyên liệu vào theo mức bình thƣờng hoạt động và phải luôn kiểm tra sản phẩm ra từ sàng để phát hiện thóc hỏng. Khi kết thúc vận hành phải để máy chạy thêm một thời gian trong điều kiện không có gạo rồi tắt hẳn máy.
Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 41- 4.3.5.4 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 8 ÷ 10 tấn/giờ - Động cơ: 2,2 kw
- Yêu cầu kỹ thuật
- Tỷ lệ gạo nguyên và tấm lẫn vào nhau ít, tấm 2 đƣợc tách ra hoàn toàn khỏi gạo
4.3.5.5 Ưu và nhược điểm
- Ƣu điểm: dễ sử dụng, năng suất cao.
- Nhƣợc điểm: kết cấu lớn, tiêu hao năng lƣợng lớn, khó sữa chữa, quá trình làm việc gây tiếng động lớn.