Máy lau bóng

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sản xuất gạo xát trắng và khảo sát sự thay đổi phẩm chất hạt trong quá trình lau bóng gạo (Trang 45 - 49)

4.3.2.1 Cấu tạo

Hình 4.3: Máy lau bóng

Máy có dạng hình hộp chữ nhật, đƣợc phủ kín bởi những tấm thép dày có kích thƣớc khoảng 2 ÷ 3 mm. Máy gồm hai phần: phần đầu có vít tải để vận chuyển gạo, phần sau là buồng làm việc. Phía trên có nhiều nạp liệu đƣợc lắp sau vít tải nhằm tải gạo vào buồng làm việc, hai bên thân máy có hai nắp đóng mở dễ quan sát hoặc thay lƣới khi cần thiết.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 36-

Tại buồng lau bóng có lắp một trục rỗng nằm ngang có đƣờng kính 15 mm, hai bên thân trục có nhiều lỗ nhỏ đƣờng kính 8 mm để phun sƣơng nƣớc vào buồng làm việc đồng thời gió có thể luồng vào nhằm tăng hiệu suất lau bóng. Trên trục vít có gắn puli để nhận động lực, trên chiều dài trục còn có gắn hai dao cắt. Bao xung quanh trục là hai tấm lƣới xát có hình lục giác, kích thƣớc lỗ lƣới khoảng 0,9 x 16 mm. Lƣới làm bằng thép tấm có gia công lỗ nghiêng 1 góc so với cạnh của lƣới, chiều dài và chiều rộng của lỗ có kích thƣớc nhỏ hơn hạt gạo. Khoảng không giữa lƣới xát và dao cắt là nơi quá trình lau bóng đƣợc tiến hành. Phía trƣớc có cửa tháo liệu có lắp cặp đối tƣợng để điều chỉnh lƣợng gạo ra, còn bên dƣới máy có đặt quạt hút để hút cám bụi ra ngoài.

4.3.2.2 Nguyên lý hoạt động

Gạo sau khi xát đƣợc gàu tải đƣa qua máy lau bóng, sau khi gạo vào máy vít tải đẩy gạo liên tục vào buồng làm việc. Máy lau bóng sử dụng trục quay ngang có phun ẩm để tạo môi trƣờng ẩm làm cho lớp cám trên bề mặt gạo kết hợp lại với nhau tạo thành những hạt lớn hơn và đƣợc quạt hút hút ra ngoài.

Khi máy hoạt động trục vít quay ngƣợc chiều kim đồng hồ thì khối hạt quay theo với vận tốc lớn làm gạo bị xáo trộn, quá trình xáo trộn làm cho các hạt gạo tự cọ xát với nhau và cọ xát với dao cạo, giữa gạo và lƣới, giữa gạo với gạo làm hạt cám tách ra gặp môi trƣờng ẩm làm chúng liên kết lại thành các hạt lớn hơn chui qua lỗ lƣới và đƣợc quạt ra ngoài. Ngoài ra độ trắng bóng của gạo còn tùy thuộc vào cặp đối tƣợng đƣợc đặt ở cửa tháo liệu. Để quá trình lau bóng đạt hiệu quả cao thì việc tạo sƣơng mù là quan trọng, kết hợp với việc điều chỉnh lƣợng gạo vào và ra thích hợp. Quá trình lau bóng bao gồm:

+ Phun sƣơng tạo môi trƣờng ẩm + Lau bóng gạo

+ Làm sạch và khô bề mặt gạo.

4.3.2.3 Vận hành

Trƣớc khi vận hành cần làm các công việc sau: kiểm tra quạt hút cám, bơm nƣớc, kiểm tra buồng lau gạo kín hay chƣa, kiểm tra cửa mở gạo van lƣu lƣợng ở mức tối thiểu, kiểm tra tải điện. Sau khi kiểm tra xong nếu không có sự cố gì thì cho máy hoạt động, mở cầu dao điện tại tủ điện cho máy hoạt động. Khi máy chạy đều ổn định thì thì ấn nút điều khiển cho động cơ quạt hút, bơm nén khi hoạt động. Kiểm tra lƣợng gạo vào thùng chứa, mở cửa cho nguyên liệu vào và điều chỉnh lƣợng gạo vào thích hợp không để ampe kế vƣợt quá giới hạn cho phép, mở công tắc cho động cơ trục chính hoạt động.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 37-

Sau khi nguyên liệu bắt đầu ra khỏi máy thì mở nút điều chỉnh phun sƣơng mở van lƣu lƣợng nƣớc để gạo ra đƣợc trắng bóng. Khi ngừng máy không cần ngừng gấp cần làm các công việc sau:

+ Tắt hệ thống phun sƣơng khóa van nƣớc

+ Đóng cửa lƣợng gạo vào và mở cửa gạo ra để xả hết gạo trong máy + Tắt quạt bơm khi nén động cơ chính

4.3.2.4 Thông số kỹ thuật

- Kiểu thiết bị: CBL-10C của Bùi Văn Ngọ - Năng suất: 8 ÷ 10 tấn/giờ

- Động lực 150HP

- Số vòng quay trục chính: 600 ÷ 650 vòng/phút.

- Yêu cầu kỹ thuật: gạo sau khi lau bóng phải đạt yêu cầu sạch cám bám trên bề mặt, không còn vết sọc cám dọc theo chiều dài hạt. Mức độ gãy nát ít, không phá hạt, mức độ trắng bóng theo mẫu chuẩn của kiểm phẩm. Mức bóc cám 1 ÷ 3%, độ gãy 2 ÷ 4%.

4.3.2.5 Ưu và nhược điểm

- Ƣu điểm: kết cấu máy vững chắc, làm cho hạt gạo trắng bóng góp phần tăng giá trị cảm quan, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.

- Nhƣợc điểm: thao tác vận hành phức tạp cần nhiều hệ thống máy móc hỗ trợ, chiếm nhiều diện tích.

4.3.3 Sàng tạp chất

4.3.3.1 Cấu tạo

Sàng tạp chất là một khối hình chũ nhật có chiều dài 1500 m, ngang 1200 m, cao 400 m, Sàng gồm 2 lớp lƣới đƣợc làm bằng thép dày 3 ÷ 4 mm có đục lỗ tròn. + Lớp trên có đƣờng kính lỗ sàng 9 mm nhờ chuyển động rung lắc của sàng nên gạo sẽ lọt xuống.

+ Lớp dƣới có đƣờng kính lỗ sàng 1,5 ÷ 2 mm để giữ gạo trên mặt sàng.

Hai mặt sàng đƣợc bắt chặt trên giá đỡ nhờ những bulong tất cả các bộ phận của sàng đƣợc bố trí nghiêng 1 góc 40 so với nền và đƣợc tựa trên các thanh sắt.

Cơ cấu chuyển động của sàng nhờ 1 trục quay nhận động lực từ trục chính. Trên trục quay có gắn bánh lệch tâm, tay biên nối liền giữa trục quay với bánh lệch tâm.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 38- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi động cơ chuyển động quay tròn làm cho bánh lệch tâm quay theo đồng thời làm cho tay biên kéo con trƣợt để sàng chuyển động lắc dọc

Hình 4.4: Sàng tạp chất.

4.3.3.2 Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu đƣợc đổ trên mặt sàng, nhờ rung động mà gạo chuyển động dần từ đầu trên xuống đầu dƣới theo phƣơng nghiêng. Bề dày nguyên liệu trên mặt sàng thƣờng không quá 20 mm, góc nghiêng không quá lớn vì nó sẽ làm giảm khả năng phân loại.

Khi sàng làm việc lợi dụng sự khác nhau về khối lƣợng, kích thƣớc giữa gạo và tạp chất để tách ra. Gạo và các tạp chất nhỏ sẽ lọt qua lỗ sàng trên, các tạp chất lớn đƣợc giữ lại ở mặt sàng trên và đƣợc đƣa ra ngoài. Các tạp chất nhỏ ở mặt sàng dƣới sẽ lọt qua sàng và ra ngoài theo hƣớng khác, gạo đƣợc giữ lại trên mặt sàng đƣợc đƣa xuống bồ đài để chuyển qua công đoạn xát trắng. Vận hành: bật công tắc sàng tạp chất là máy sàng tạp chất sẽ vận hành.

4.3.3.3 Thông số kỹ thuật

- Năng suất: 7 ÷ 8 tấn/giờ; công suất 1,5 kw; tốc độ quay của moto thay đổi từ 400 ÷ 500 vòng/phút.

- Yêu cầu kỹ thuật: gạo sau khi qua sàng thì lƣợng tạp chất còn lại khoảng 0,8 ÷ 1,2% khối lƣợng nguyên liệu.

4.3.3.4 Ưu và nhược điểm

- Ƣu điểm: năng suất cao, tiêu thụ điện ít, thiết bị đơn giản, dễ sữa chữa và thay thế các bộ phận, loại bỏ nhiều tạp chất, tuổi thọ cao.

- Nhƣợc điểm: dây curoa mau giãn, không loại bỏ đƣợc đá, sỏi có cùng kích thƣớc với hạt gạo, môi trƣờng làm việc xung quanh bị nhiễm bẩn và gây tiếng ồn, lỗ sàng dƣới nhỏ nên dễ bị nghẹt

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 39-

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sản xuất gạo xát trắng và khảo sát sự thay đổi phẩm chất hạt trong quá trình lau bóng gạo (Trang 45 - 49)