ra quyết định đầu t trên ttck Việt Nam
I. Giới thiệu chung về TTCK việt Nam
Tính đến nay, TTCK Việt Nam đã hoạt động đợc hơn 2 năm. Đây là một khoảng thời gian không dài đối với lịch sử của một TTCK nhng 2 năm cũng đã đủ để định hình một thị trờng với những biến động, phân khúc, những thăng trầm qua từng giai đoạn phát triển.
Cho đến cuối tháng 7 năm 2002, UBCKNN đã cấp phép phát hành cho 19 Công ty cổ phần với tổng giá trị vốn điều lệ là 1.016 tỷ đồng. Qua 2 năm hoạt động đã cho thấy các công ty niêm yết đều là những doanh nghiệp nhà nớc cổ phần hoá. Hiện nay hoạt động kinh doanh của các công ty này đều có chiều hớng tốt, thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ
công nhân viên đợc cải thiện đáng kể, hình ảnh và uy tín của công ty ngày càng nâng cao trên thị trờng.
Hai năm trớc đây khi cha có TTCK, việc chào bán cổ phiếu của các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá hoặc thành lập mới rất khó khăn. Thời gian chào bán phải mất hàng năm, nhng cổ phiếu nhiều khi vẫn bị tồn đọng. Khi xuất hiện TTCK thì tình hình ngợc lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp đang đợc công chúng đầu t săn lùng trên cả thị trờng chính thức (TTGDCK) và thị trờng tự do (OTC - mặc dù thị trờng này ở Việt Nam cha đợc công nhận và quản lý). Rõ ràng, TTCK đã tạo ra môi trờng thuận lợi giúp các doanh nghiệp thu hút vốn nhằm mở rộng SXKD.
Số lợng nhà đầu t tham gia thị trờng ngày càng gia tăng. Chỉ với 1.800 tài khoản giao dịch ban đầu đến nay đã có hơn 13.000 tài khoản cá nhân ngời Việt Nam (chiếm 98,92%); 97 tài khoản của tổ chức Việt Nam (chiếm 0,81%); 33 tài khoản của các nhà đầu t là các tổ chức, cá nhân nớc ngoài (chiếm 0,28%). Trình độ và kiến thức của công chúng đầu t ngày càng đợc nâng cao.
Tuy nhiên, vì mới ở giai đoạn đầu nên TTCK Việt Nam đang phải trải qua những giai đoạn thăng trầm. Các công ty niêm yết sản xuất những mặt hàng thông thờng, quy mô nhỏ, giá trị giao dịch chiếm tỷ lệ rất thấp trong GDP nên khi giá cả cổ phiếu của các công ty này lên hay xuống thì nền kinh tế cũng không bị ảnh hởng. Chính vì lí do này mà TTCK Việt Nam đợc ít ngời quan tâm. Thực tế, TTCK Việt Nam còn quá nhỏ bé, với tổng giá trị thị trờng chỉ chiếm 0,37% GDP, cha có một vị thế xứng đáng trong hệ thống tài chính với vai trò là kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Thời gian gần đây sức mua TTCK xuống thấp, mỗi phiên giao dịch đạt doanh số khoảng 1,2 tỷ đồng. Con số này chỉ bằng doanh số bán lẻ của vài ba siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều ngời cho rằng, thời kỳ đầu do mới lạ, cung ít cầu nhiều nên các nhà đầu t phải xếp hàng tranh mua, làm cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Đến ngày 25/6/2001, chỉ số VN Index đạt mức cao nhất 571,04 điểm. Cổ phiếu tăng nhanh tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu t nhng lại ẩn chứa phát triển ảo và dễ dàng tụt xuống nhanh. Trong phiên giao dịch 1/11/2002, chỉ số VN Index đã giảm xuống chỉ còn 177,35 điểm, giảm gần
70% so với lúc cao nhất. Giá cổ phiếu lên nhanh, rồi xuống dốc cha có điểm dừng, làm cho nhiều nhà đầu t nản lòng vì thua lỗ nặng.
Cơ hội lớn nhng thách thức đặt ra cho TTCK Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Quy mô của thị trờng nhỏ, tính ổn định kém, luật lệ cha đầy đủ.... là những cản trở đối khiến các nhà đầu t trong và ngoài nớc ngại rót tiền vào đầu t. Tuy nhiên, trớc những biến động của thị trờng cộng với những thách thức của TTCK buổi ban đầu, nhà đầu t vẫn có thể thành công nếu có khả năng lựa chọn cổ phiếu có chất lợng và kiên trì với chiến lợc đầu t của mình.
Việc xác định cổ phiếu có chất lợng có thể đợc tiến hành bằng cách tìm kiếm thông tin về giá trị của cổ phiếu thông qua phân tích BCTC của công ty có cổ phiếu niêm yết. Dới đây chúng ta sẽ đi vào phân tích BCTC Công ty cổ phần cơ điện lạnh để đánh giá tình hình tài chính công ty đó, từ đó liên hệ với tình hình biến động giá cả cổ phiếu REE để xem thực tế nhà đầu t đánh giá và ra quyết định nh thế nào với cổ phiếu của Công ty.
II. phân tích báo cáo tài chính đánh giá công ty
cổ phần cơ điện lạnh và liên hệ với sự biến động giá cả cổ phiếu ree trên thị trờng