Nguồn: Số liệu trên đợc tính toán dựa trên BCTC của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và trang phân tích tài chính trên Website của công ty chứng khoán Đệ Nhất (www.fsc.com.vn).
Năm 1997:
Với những điều kiện kinh tế khá tốt vào năm 1997, REE đã có đợc một năm tăng trởng rất tốt với lợi nhuận sau thuế đạt tới 52,91 tỷ đồng. Đây cũng là năm REE có doanh thu thuần cao nhất trong khi tổng tài sản chỉ lớn hơn tổng tài sản năm 1999 và số lợng cổ phiếu thờng ít nhất là 1,6 triệu. Hơn nữa, trong năm này Công ty có hệ số nợ cao (52,9%) và với bối cảnh kinh doanh thuận lợi, hệ số nợ cao này đã làm khuếch đại ROA, ROE và EPS của năm 1997 lên rất nhiều. Chính vì lí do này ROA, ROE và EPS rất cao so với các năm khác. Có thể nói đây là một cột mốc mà REE rất khó vợt qua trong những năm đầu thế kỷ 21.
Năm 1998 và 1999:
Doanh thu thuần giảm vào năm 1998 (giảm 8,8% so với năm 1997) và giảm mạnh vào năm 1999 (giảm 53,28% so với năm 1998), trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm mạnh (năm 1998 giảm 59,06% so với năm 1997 và năm 1999 giảm 63,25% so với năm 1998).
Rõ ràng với việc lợi nhuận sau thuế giảm lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu thuần và tài sản đã làm ROA và ROE cũng giảm nhiều trong 2 năm 1998 và 1999. Đây là hai năm đợc xem là năm khó khăn nhất của REE từ khi chuyển hình thức sở hữu công ty từ doanh nghiệp Nhà nớc sang công ty cổ phần vào năm 1993.
Với những phân tích về tình hình hoạt động cũng nh lợi nhuận đạt đợc của Công ty đề cập ở trên, cùng với việc năm 1998 và 1999 số lợng cổ phần của công ty tăng lên gấp 9,375 lần so với năm 1997 (từ 1,6 triệu cổ phần năm 1997 lên 15 triệu cổ phần năm 1998 và 1999) thì hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 1998 và 1999 (tơng ứng là 1444 VNĐ và 531 VNĐ) giảm mạnh so với năm 1997 là điều tất yếu.