Về chế độ kế toán

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Trần Thị Nguyệt (Trang 73 - 74)

III. Đánh giá việc áp dụng kết quả phân tích BCTC để ra quyết định đầu t trên TTCK Việt Nam

1.1.1.Về chế độ kế toán

i. Kiến nghị ở tầm vĩ mô 1 Đối với Nhà nớc

1.1.1.Về chế độ kế toán

Hiện nay cơ sở pháp lý trong lĩnh vc kế toán là Pháp lệnh kế toán thống kê năm 1988 và Quyết định 1141/QĐ-CĐKT ngày 11/12/1995 của Bộ Tài Chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Cho dù đã đợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhng vẫn có nhiều điểm cha phù hợp và khác biệt giữa hệ thống kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

Trớc khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động, Bộ Tài Chính đã phối hợp với UBCKNN xây dựng chế độ kế toán áp dụng cho TTGDCKTPHCM và chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán. Đây cũng là bớc đi trớc, đón đầu trong công tác quản lý của Nhà nớc. Chúng ta cũng đã ban hành đợc 4 chuẩn mực kế toán, bớc đầu tạo sự thống nhất giữa hệ thống chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế...

Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn cha có Luật kế toán, trên cơ sở đó xây dựng các chuẩn mực kế toán. Chỉ khi có Luật và Chuẩn mực kế toán, việc ghi chép, sử dụng và cung cấp các thông tin của các doanh nghiệp mới có căn cứ pháp lý vững chắc và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nh đã đề cập, thông tin tài chính minh bạch là một điều kiện tiên quyết để có thể có đợc một chế độ quản trị công ty tốt phục vụ lợi ích của các cổ đông hiện tại và thu hút đợc sự quan tâm của các cổ đông tơng lai. Do vậy, trong thời gian tới cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:

Một là, để tăng cờng tính pháp lý và tạo môi trờng thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kế toán quốc tế và khu vực, Pháp lệnh kế toán cần đợc nâng cấp thành Luật kế toán, trong đó nội dung của văn bản này cần đợc xây dựng phù hợp với tiến trình hội nhập; phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ và tập quán quốc tế về chế độ kế toán.

Hai là, để nâng cao chất lợng cũng nh tính chất chuyên nghiệp của lĩnh vực kế toán, văn bản này cần coi hoạt động kế toán là một nghiệp vụ độc lập, theo đó ngời hành nghề, tổ chức dịch vụ hành nghề phải tuân theo các quy định về hành nghề kế toán.

Ba là, để nâng cao trách nhiệm trong việc công khai hoá tài chính, một điều đặc biệt quan trọng là các văn bản này cần quy định bắt buộc tất cả loại hình doanh nghiệp phải công khai BCTC với sự xác nhận của kiểm toán độc lập; các quy định về BCTC cần phải chặt chẽ về nội dung, thời gian, căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc và trách nhiệm lập báo cáo.

Bốn là, quy định về cách thức và hình thức lập BCTC của chế độ kế toán Việt Nam cũng còn rất nhiều điểm cần phải đợc cải tiến. Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doah, báo cáo luồng tiền mặt và thuyết minh BCTC cần phải đợc quy định chi tiết hơn. Bộ Tài Chính và UBCKNN có thể phối hợp để soạn thảo và áp dụng thí điểm việc thay đổi một số vấn đề liên quan đến chế độ hạch toán và kế toán đối với các công ty đang niêm yết để mang lại cho các nhà đầu t trên thị trờng những thông tin chính xác hơn.

Năm là, giảm bớt yêu cầu báo cáo những thông tin kế toán không cần thiết nhằm đơn giản hoá thủ tục lập BCTC và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty cổ phần thực thi trách nhiệm báo cáo của mình.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Trần Thị Nguyệt (Trang 73 - 74)