Đặc điểm về cá basa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm tàu hủ từ cá basa (Trang 43)

Cá basa, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Cá Basa là loại cá ngon, đặc sản nổi tiếng của vùng An Giang, được rất nhiều người ưa chuộng. Cá Basa sống ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông và có thể nó là một trong những loại cá nước ngọt đặc biệt nhất. Thịt cá săn, chắc, thơm. Hầu như toàn bộ cơ thể cá Basa đều có thể sản xuất thành món ăn được. Từ dầu cá, mình cá, đến bao tử cá…đã được nghiên cứu và sản xuất thành gần 40 món ăn khác nhau.

Phân loại

Nhóm khoa học Đặc điểm sinh học Đặc điểm công nghệ Ví dụ

Cyclostomes Cá không có hàm Cá mút đa, cá chỉnh nhớt

Chondrichthyes Cá sụn Hàm lượng Ure cao trong cơ

Cá mập, cá đuối

Teleostei hoặc cá xương

Cá nổi Cá béo (trữ lipid ở mô trong cơ thể)

Cá trích, thu, ngừ, trích cơm

Cá đáy Cá gầy(trắng) (chỉ trữ lipid trong gan)

Cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá tuyết mecluc, cá mú, cá chẽm

Theo hệ thống phân loại Tyson Roberts, cá ba sa thuộc họ Pangasiidae, giống

Pangasius, loài P. bocourti. Trước đây cá Basa được định danh là Pangasius pangasius

(Hamilton) (Mai Đình Yên et al., 1992; Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993),

Pangasius nasutus (Blecker) (Kawamoto et al., 1972).

Đặc điểm sinh học

Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm tren bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.

Phân bố

Cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Đây là đối tượng nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Nghề nuôi cá basa trong bè rất phát triển trên thế giới dưới mô hình nuôi mang tính công nghiệp với mật độ cao, năng suất trung bình 130-150 kg/m³/năm. Hiện nay có khoảng 4.000 bè nuôi, sản xuất trên 40.000 tấn/năm. Cá sống đáy ăn tạp thiên về động vật. Tỉ lệ Li/L (chiều dài ruột/chiều dài toàn thân) nhỏ thay đổi theo loại thức ăn từ 1,78 trong tự nhiên đến 2,36 khi nuôi bè.

Cá giống thả nuôi trong bè cở 80-150 g/con, được nuôi với khẩu phần cho loài ăn tạp (50% cám, 30% rau, 20% cá và bột cá) sau 10-11 tháng đạt trọng lượng 800-1500 g/ con (Phillip). Cá tăng trưởng nhanh trong tự nhiên, một năm tuổi 0,7 kg, hai năm tuổi 1,2 kg (Lý Kế Huy), kích cở tối đa khoảng gần 1 m, trọng lượng 15-18 kg.

Cá ba sa ở Việt Nam

Ở Việt Nam hai họ chính trong bộ cá trơn được nghiên cứu là họ Pangasiidae và Clariidae.

Họ Pangasiidae có 21 loài thuộc 2 giống: giống Pangasius có 19 loài và giống Helicophagus có 2 loài. Có một loài sống trong nước lợ, 2 loài sống ở biển. Tính ăn của các loài trong họ Pangasiidae thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá thể.

Trong họ Pangasiidae 2 loài cá ba sa và cá tra là cá nuôi kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong hình thức nuôi tăng sản. Hằng năm nghề nuôi cá bè cung cấp hàng ngàn tấn cá ba sa cho thị trường trong nước, thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Nếu trong năm 1993 sản lượng nuôi bè ở miền Nam Việt Nam ước lượng vào khoảng 17400 tấn hầu hết là từ các bè nuôi sông Mê Kông, thì chỉ riêng cá ba sa đã chiếm ¾ sản lượng này (13400 tấn). Trong năm 1996 sản lượng loài cá này khoảng 15000 tấn (Phillip Cacot).

2.1.1.3 Ðặc điểm dinh dưỡng

Cá ba sa có tính ăn tạp thiên về động vật. Hệ tiêu hóa của cá thực sự hòan chỉnh 3 ngày sau khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngòai. Cá cũng háu ăn nhưng ít tranh mồi hơn so với cá tra. Sau khi hết noãn hoàng , cá ăn phù du động vật là chính. Trong điều kiện nuôi nhân tạo thức ăn thích hợp giai đọan đầu là ấu trùng Artemia, Moina, đạt được tỷ lệ sống tới 91-93%, trong khi dùng thức ăn nhân tạo thì tỷ lệ sống chỉ đạt 67% và tốc độ tăng trưởng cũng kém hơn. Từ ngày tuổi thứ 7 có thể chuyển sang ăn thức ăn nhân tạo. Nhu cầu protein của cá ba sa khỏang 30-40% khẩu phần, hệ số tiêu hóa protein khỏang 80-87% và hệ số tiêu hóa chất béo khá cao 90-98% (Nguyễn Tuần, 2000). Giai đoạn lớn

cá cũng có khả năng thích ứng nhanh với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá vụn và phụ phẩm nông nghiệp, do đó thuận lợi cho người nuôi khi cung cấp thức ăn cho cá trong bè.

Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật, cá ba sa thiên về động vật và mùn bã hữu cơ.

Bảng 18 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra và ba sa ngoài tự nhiên

Cá tra (Theo D.Menon và P.I.Cheko (1955)

Cá ba sa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhuyễn thể 35,4% Mùn bã hữu cơ 53,1%

Cá nhỏ 31,8% Rễ thực vật 21,1%

Côn trùng 18,2% Giáp xác 14%

Thực vật dương đẳng 10,7% Trái cây 12,1%

Thực vật đa bào 1,6% Côn trùng 6,7%

Giáp xác 2,3% Nhuyễn thể 5,4%

Cá nhỏ 4,5%

Cá ba sa không có cơ quan sinh dục phụ nên cũng khó phân biệt cá đực cái khi nhìn hình dạng ngoài. Khi cá đã ở giai đọan thành thục có thể phân biệt bằng cách vuốt tinh dịch cá đực và thăm trứng cá cái. Hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 2,72 - 6,2%, sức sinh sản tuyệt đối đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,6-1,8 mm. Trứng cá ba sa cũng có tính dính như trứng cá tra. Mùa vụ sinh sản cá ba sa ngoài tự nhiên có tính chu kỳ rõ rệt. Vào tháng 8, sau khi kết thúc mùa sinh sản, tiếp theo là quá trình thoái hoá và cơ thể sẽ hấp thu những sản phẩm sinh dục còn sót lại, buồng trứng chỉ còn là các nang rỗng và vào những tháng cuối năm trở về giai đọan II. Các tháng tiếp theo sau đó là quá trình hình thành các hạt trứng mới, buồng trứng tăng dần kích thước và đạt lớn nhất vào tháng 4-5 năm sau. Vào tháng 6-7, đường kính trứng đạt 1,5-1,7mm và cá bước vào thời kỳ sinh sản khi đường kính trứng đạt 1,8-2mm. Từ tháng 7 trở đi là thời kỳ cá đẻ trứng. Trong nuôi vỗ sinh sản nhân tạo, mùa vụ thành thục

và đẻ của cá ba sa thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2-3 tháng, ca thành thục và bước vào mùa vụ sinh sản nhân tạo từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 7, tập trung vào tháng 4-5.

2.1.1.4 Tình hình xuất khẩu cá basa ở Việt Nam trong những năm gần đây

Sau 10 năm phát triển và chế biến cá basa, cá được xuất khẩu tới 107 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam dự tính sản xuất khoảng từ 1,3 triệu đến 1,5 triệu tấn và xuất khẩu 1,5 tỉ đôla các sản phẩm cá basa trong năm 2009. Năm 2008, đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1,2 triệu tấn và xuất khẩu 633.000 tấn sản phẩm cá basa trị giá 1,4 tấn USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2009, Việt Nam thu về 375 triệu USD từ xuất khẩu 163.000 tấn cá basa, tăng hơn một chút so với cùng kỳ năm 2008. Về mặt số lượng, xuất khẩu khá ổn định. Trong số các thị trường châu Âu, Tây Ban Nha là nhà nhập khẩu chính của cá basa Việt Nam và nhập khẩu vào nước này tăng 10%. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, người tiêu dùng Tây Ban Nha chuộng những sản phẩm fillet cá basa hơn là những sản phẩm đắt hơn truyền thống.

Việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị cá basa từ những nông dân nuôi cá qui mô nhỏ ở Việt Nam đến sản xuất với các công ty lớn và cuối cùng là nhà cung cấp ở thị trường châu Âu là điều cần lưu ý. Trong giá cuối cùng là 7 EUR/kg, 10% thuộc về nông dân nuôi cá, 20% thuộc về các nhà chế biến, 20% thuộc về các buôn lái và 40% còn lại thuộc về các nhà bán lẻ.

Xuất khẩu tại các thị trường chính

Ai Cập đã xác định việc cho phép xuất khẩu lại cá basa Việt Nam vào thị trường Ai Cập. Trước đó, những thông tin không chính xác về cá basa Việt Nam được đăng tải trên báo chí Ai Cập cho rằng cá basa không an toàn cho người tiêu dùng. Thông tin sai lệch này làm cho người tiêu dùng Ai Cập có những suy nghĩ không tốt, buộc đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội tạm dừng việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Ai Cập. Ai Cập là thị trường quan trọng thứ 6 cho cá basa và nhập khẩu 26,600 tấn vào năm 2008.

Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu 100.000 tấn cá basa sang Nga trong năm 2009 sau khi nước này bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào tháng 4, 2009. Lý do bị cấm là vì một số

lượng hàng của thủy sản Việt Nam có chứa những hóa chất bị cấm. Nhà chức trách Nga cũng cho rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá mạnh để cạnh tranh với nhau, gây hại cho các nhà nhập khẩu Nga. Nhà chức trách Nga đã định 78 RUB(2,3USD)/kg. Những vi phạm sẽ bị phạt 50.000 USD và cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam.

Vào cuối tháng 6/2009, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn cá tra và basa với giá 3,1 USD/kg đến Nga từ ngày 25 tháng 4 năm 2009 khi Nga chính thức mở lại thị trường cho cá Việt Nam. Chỉ trong tháng 7, khoảng 15.000 tấn cá dự tính sẽ được xuất đến Nga khi một vài nhà nhập khẩu Nga yêu cầu thêm cá tra và basa từ Việt Nam, cả loại fillet đóng gói và cá nguyên con. Ngoài Nga, nhu cầu từ những nhà nhập khẩu nước ngoài như Đông Âu, châu Phi và các nước châu Mỹ rất lớn.

Trong tháng 5, 2009 liên đoàn thương mại ngư dân New Zealand chống lại dự tính nhập khẩu cá basa từ Việt Nam của chính phủ nước này khi cho rằng nó có thể hủy hoại ngành cá địa phương. Thị trường cá hoki của New Zealand giảm 90% khi cá basa Việt Nam được nhập vào Australia.

Nhập khẩu cá da trơn(gồm cả cá basa) của Mỹ giảm trong 3 tháng đầu năm, khoảng 11.500 tấn được nhập khẩu vào quý đầu năm 2009, giảm khoảng 7% cùng kỳ năm 2008. Khi Việt Nam, nhà xuất khẩu hàng đầu cá da trơn đến Mỹ thông báo mức gia tăng về xuất khẩu thì cá da trơn Trung Quốc giảm đáng kể, rất có thể là do những áp dụng gắt gao hơn về vệ sinh của Mỹ.

Những khó khăn trong việc xuất khẩu cá Basa:

Trong suốt những tháng đầu năm 2009, cá basa gặp nhiều áp lực khi Nga và Ai Cập cấm nhập khẩu.

Hơn nữa, những thông tin bất lợi ở Italia và Đức gây lo ngại cho người tiêu dùng khi mua cá basa. Trên thế giới, những ngư dân các nơi phàn nàn vì cá Việt Nam đang tao nên sự cạnh tranh bằng cách giảm giá. Trong lúc này, chỉ có cá fillet được đặt hàng ở châu Âu với giá dưới 10 EUR/kg. Mặt khác, do ngư dân thu nhập thấp từ vụ cá basa năm 2008, vùng nuôi cũng giảm đáng kể.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng nuôi cá basa chính của cả nước, diện tích nuôi cá đã giảm 600 ha xuống còn 5240ha vào cuối năm 2008,ở các tỉnh dẫn đầu về sản

xuất cá basa như An Giang và Đồng Tháp, 30% ao đang bị bỏ hoang sau khi nông dân bị lỗ do cuộc khủng hoảng thừa.

Kết quả là lượng cung cho thị trường giảm, giá cá tăng lên vào những tháng đầu năm cả ở Việt Nam và thị trường châu Âu. Giá này vẫn tăng cho đến hết tháng 5, 2009 khi một số loài được giảm giá. Giá của cá basa giảm đáng kể.

Những tiêu chuẩn mới cho cá basa

Ngày 29 tháng 4 năm 2009, Global GAP đã thông báo những tiêu chuẩn mới về cá tra, basa và cá rô phi sau khi đã kiểm nghiệm qua nuôi trồng. Việc phát triển các tiêu chuẩn về cá tra, basa được bắt đầu từ Việt Nam, nước sản xuất chính. Được giúp đỡ bởi Tập đoàn kỹ thuật Đức (GTZ), bản sơ thảo đầu tiên đã được gởi đến Global GAP. Bản sơ thảo này sẽ được thử nghiệm trên 6 trang trại.

Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ thông báo vào tháng 6, 2009 cơ quan này sẽ giữ mức thuế của fillet cá da trơn Việt Nam, cá tra,basa như tên gọi ở Mỹ vì e rằng việc tháo dỡ mức thuế này sẽ làm hại cho ngành cá da trơn trong nước trong 1 khoảng thời gian. Quyết định này không gây ngạc nhiên. Hiện tại, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang quan tâm nhiều đến quyết định sắp tới xem cá basa và cá tra có bị xếp vào đạo luật nông nghiệp Mỹ không. Điều này có nghĩa là sẽ có sự kiểm tra gắt gao hơn về chất kháng sinh.

Nhằm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng và Thú y Thủy sản (Nafiqaved) cho biết, kể từ ngày 31-12, tất cả các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa để xuất khẩu đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá basa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là nội dung trong Quyết định 1921/QLCL_CL1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản theo quyết định trên, để ghi trong nhãn hàng đăng ký là basa thì doanh nghiệp xuất khẩu phải có được tên khoa học, tên thương mại của cá tra, cá basa của những nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu đề nghị cung cấp quy định của thị trường về tên khoa học, tên thương mại, chịu

trách nhiệm đối với các thông tin về quy định của thị trường cung cấp cho các Trung tâm vùng.

Hiện có trên 150 quốc gia, vũng lãnh thổ nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa. Các chuyên gia ngành Thủy sản cho rằng, việc yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải in tên thương mại là basa trên bao bì, về lâu dài đó là cách làm thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam. Các chuyên gia cho biết, theo đạo luật Farm bill 2008 của Mỹ, nhiều nhà sản xuất cá nheo tại Mỹ đang tìm cách vận động Bộ Nông nghiệp Mỹ xem cá tra, cá basa của Việt Nam là catfish nên việc quy định tên thương mại là basa cho các sản phẩm chế biến từ cá basa là cần thiết

Dự kiến năm 2010, xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Để đạt được mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát cụ thể hoá quy hoạch phát triển nuôi cá tra ở cấp tỉnh, huyện, xã; trên cơ sở đó lập các dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra để đầu tư trong năm 2011. Bên cạnh đó, Bộ cần sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỷ thuật có liên quan, hướng dẫn đánh số vùng nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm tàu hủ từ cá basa (Trang 43)