Nhóm giải pháp lâu dà

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 90 - 95)

D ân tộc Vai trò của

3.2 Nhóm giải pháp lâu dà

M ục tiêu cuối cùng của CT 135 nói riêng cũng như các chính sách, chương trình,dự án liên quan đến người nghèo nói chung là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nghèo, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh những giải pháp trong nhóm giải pháp trước mắt, muốn CT đạt được mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững thì ngoài những giải pháp trước mắt, việc thực hiện nhóm giải pháp lâu dài sẽ mang lại những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Tác giả đề ra nhóm giải pháp này không chỉ áp dụng trên địa bàn xã Vĩnh Thuận mà còn áp dụng cho tất cả các xã, thôn, bản trên phạm vi cả nước được thụ hưởng CT.

N hững giải pháp trong nhóm giải pháp lâu dài, đó là:

- TW và các cơ quan ban ngành thực hiện việc giải ngân nguồn kinh phí trong từng hợp phần của CT cần điều chỉnh sao cho phù hợp với những biến động tình hình giá cả trong giai đoạn hiện nay. Trong khi giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi tăng lên theo sự gia tăng của giá cả thị trường hiện nay, thì nguồn kinh phí mà TW hỗ trợ cho các hợp phần trong giai đoạn hiện nay cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Việc giải quyết bài toán giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân các vùng nghèo không chỉ là mối quan tâm, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành mà cần có giúp đỡ, ủng hộ từ chính những người dân được thụ hưởng CT và các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia.

+ Đối với những hộ dân nghèo được hưởng lợi từ CT, ngoài việc hỗ trợ kinh phí hỗ trợ sản xuất, cần nâng cao nhận thức cho người dân, để họ thấy được những hậu quả mà vấn đề nghèo có những ảnh hưởng xấu đối với đời sống của gia đình, đến tương lai con cái họ như thế nào.

Cần nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS để họ hiểu được rằng, công tác giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có những người dân nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Thông qua các buổi tuyên truyền, chú trọng đến sự tham gia của các già làng đối với nhận thức của người

dân. Việc thực hiện này cần phải tiến hành trong một thời gian dài vì muốn thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS là không dễ dàng và mất rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức vươn lên giảm nghèo cho người dân thụ hưởng CT. Dù chính sách được triển khai có hiệu quả như thế nào, nguồn kinh phí được hỗ trợ rất lớn nhưng bản thân người dân không có ý chí vươn lên thoát nghèo thì những kết quả mà chương trình đã đạt được sẽ không có tính bền vững.

N gược lại, nếu có được sự ủng hộ của người dân, công tác triển khai hiệu quả thì chương trình sẽ đạt được những mục tiêu như mong muốn và kết quả mang tính bền vững cao

+ Đối với đội ngũ cán bộ thực hiện CT: cần đặc biệt chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở, đặc biệt cán bộ người D TTS để họ hiểu hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của các chương trình, chính sách, quy trình thực hiện, các thủ tục liên quan để họ tuyên truyền và giải đáp các thắc mắc cho bà con. Cần nâng cao nhận thức để họ thấy được tầm quan trọng của người dân trong công tác triển khai các chương trình, dự án.

Đồng thời, cần quy định những quyền lợi, trách nhiệm cụ thể và rõ ràng cho các cán bộ thực thi chính sách để họ có trách nhiệm trong công việc của mình, tránh gây thất thoát, lãng phí tiền của của nhân dân.

- Nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của tình trạng nghèo đói là do trình độ dân trí của người dân thấp nên khả năng có một công việc ổn định là rất khó khăn, phải làm việc trong môi trưòng độc hại dẫn đến bệnh tật và kéo theo sau đó là một cuộc sống đói nghèo.

D o vậy, một trong những biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề nghèo là nâng cao trình độ dân trí cho người dân nghèo, vấn đề này cần có sự phối hợp của các lực lượng trong toàn xã hội thông qua những giải pháp cụ thể sau đây:

* Tạo điều kiện cho con em của những người dân nghèo có điều kiện đi học với những chính sách ưu đãi như miễn, giảm học phí, tặng sách vở, quần áo…, đặc biệt quan tâm đến học sinh nghèo người DTTS.

* Sau khi các em được đào tạo xong, tạo điều kiện cho các em có việc làm ổn định tại địa p hương.

* Tuyên truyền và vận động cho phụ huynh của các em tạo mọi điều kiện cho trẻ em đi học, tránh tình trạng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà buộc các em thôi học.

* Tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình để người dân có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn.

- Trong quá trình thực hiện và triển khai CT, cần có những bước đánh giá trong từng giai đoạn thực hiện và cả quá trình để rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở đề ra các chính sách, chương trình giảm nghèo trong những giai đoạn tiếp theo.

- Chính phủ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về các chính sách dành cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo để họ có ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước

Trên thực tế, có những hộ vừa thoát nghèo, hộ cận nghèo không được hưởng nhiều sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước như những hộ thuộc diện nghèo, trong khi đó, đời sống của những hộ vừa thoát nghèo cũng gặp rất nhiều khó khăn và họ cần nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể thoát nghèo một cách bền vững.

- Huy động được sự tham gia của các lực lượng khác trong xã hội cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như kêu gọi sự hỗ trợ của các công ty, xí nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí cho công tác giảm nghèo thông qua các cuộc vận động như “Ngày vì người nghèo”…

H ay chính phủ cần đề ra những quy định cho các tập đoàn, công ty trích một phần ngân sách cho công tác giảm nghèo, nhằm thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”

của dân tộc ta.

3.2 Vai trò nhân viên công tác xã hội

Đ ể các chính sách, chương trình của Đ ảng và Nhà nước thực sự mang lại hiệu quả cho các đối tượng được thụ hưởng, ngoài sự làm việc của các cơ quan ban ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia nhiệt tình của người dân, nhân viên CTXH có vai trò không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công của các dự án, chương trình, chính sách này.

Trong quá trình triển khai CT 135 trên địa bàn cả nước, hầu như không có sự trợ giúp của nhân viên CTX H, vì đây là một ngành mới nên số lượng nhân viên CTX H đáp ứng được nhu cầu thực tế trong việc triển khai CT rất hạn chế. K hi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận cũng không có sự hỗ trợ trợ của nhân viên CTX H.

D o vậy, trong những giai đoạn tiếp theo của CT, cần chú ý tăng cường vai trò của nhân viên CTX H trong quá trình triển khai CT này

K hi CT 135 được triển khai, nhân viên CTXH có những vai trò sau đây:

* Nhân viên CTX H phối hợp cùng với chính quyền địa phương các xã tiến hành quy trình rà soát hộ nghèo theo đúng quy định của pháp luật, quá trình này phải tiến hành công khai, minh bạch tránh sự bất đồng từ nhân dân, lập danh sách để trình lên cấp trên xem xét và hỗ trợ cho người dân.

* Nhân viên CTX H cung cấp cho người dân, đặc biệt là các đối tượng được thụ hưởng các thông tin về chương trình, ý nghĩa, tầm quan trọng, cách tiến hành, quy trình thực hiện… cũng như giải đáp các thắc mắc của bà con về các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân ý thức bảo vệ các công trình mà CT đã xây dựng cũng như ý thức thoát nghèo, hậu quả của vấn đề nghèo … cho người dân.

* Nhân viên CTX H tìm kiếm thêm các nguồn hỗ trợ khác từ các CT khác đang được triển khai trên địa bàn nơi CT đang triển khai để tạo điều kiện cho người dân được hưởng lợi từ các CT đó. Ví dụ CT 134, CT 30a , CT 167…

* Nhân viên CTX H cùng với cán bộ khuyến nông tìm ra các mô hình sản xuất hiệu quả, các giống cây con giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để hướng dẫn bà con.

* Đánh giá quá trình triển khai CT để có những kiến nghị, báo cáo kịp thời với chính quyền cấp trên để có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế tại địa phương.

* Tổ chức các buổi tuyên truyền, kêu gọi sự tài trợ của các cơ quan, công ty, xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn mà CT đang triển khai để huy động sự đóng góp,

tham gia của các lực lượng trong xã hội cùng chung tay góp sức vào công cuộc giảm nghèo.

* Tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc đưa ra các giải pháp thực hiện CT sao cho mang lại hiệu quả cao nhất như việc phân bổ nguồn vốn cho từng hợp phần như thế nào….

* Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của bà con tại nơi CT đang triển khai xem họ có những mong muốn gì, gặp những khó khăn gì trong quá trình sản xuất và đời sống hằng ngày…để đưa ra những kiến nghị với cơ quan cấp trên có những hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tránh tình trạng những hỗ trợ không phù hợp với nhu cầu, gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước.

* Phổ biến sâu rộng các chính sách, pháp luật của N hà nước liên quan đến người nghèo.

* Phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên mở các lớp tập huấn về sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các mô hình vay vốn sản xuất hiệu quả để bà con tham khảo và thực hiện tuỳ theo tình hình địa phương mình.

* Cùng với chính quyền nơi CT đang triển khai phối hợp với ngân hàng chính sách trên địa bàn đề nghị họ cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi để họ có điều kiện vay vốn sản xuất.

* Tìm kiếm cơ hội việc làm trên địa bàn để những người nghèo có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng về trình độ chuyên môn, thông qua các sàn giao dịch việc làm hay các thông báo tuyển dụng của các công ty, thậm chí có cả xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

* Phối hợp với cơ quan nông nghiệp tìm đầu ra cho các sản phẩm của bà con, tránh tình trạng ép giá đang phổ biến ở một số vùng nông thôn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)