Mục đích sử dụng các nguồn hỗ trợ của người dân 1 Vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 57 - 60)

2.8.1 Vốn

Trong tất cả các chương trình, dự án dành cho người nghèo, vốn luôn là một trong những nguồn hỗ trợ quan trọng để giúp người dân khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất.

Với 67% số người được hỏi cho biết họ được CT hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, mục dích sử dụng nguồn vốn của bà con rất khác nhau và đều xuất phát từ những khó khăn trong quá trình sống và sản xuất của mình. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:

Mục đích sử dụng vốn Số lượng Tỳ lệ (%)

1.Mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 10 10

2. Mua cây, con giống 20 20

3. Mua đồ dùng trong nhà 2 2

4. Hỗ trợ việc học hành của con cái 10 10 5. Sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa 33 33

6. Ý kiến khác 42 42

Tổng 117 100

Q ua bảng thống kê trên, ta thấy rằng phương án trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là ý kiến khác chiếm tỷ lệ 42%, câu trả lời của đa số người dân trong phương án này là bà con nhận tiền hỗ trợ để xây chuồng bò theo yêu cầu của chính quyền xã.

Chuồng bò được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình 135 Của gia đình chị Đ inh Thị Grách Làng 6 xã Vĩnh Thuận

33% số ý kiến cho rằng bà con sử dụng nguồn vốn để sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa. Qua quá trình phát bảng hỏi, tác giả được biết hầu hết câu trả lời của người dân trong phương án này là sử dung tiền hỗ trợ để xây dựng nhà vệ sinh theo yêu cầu của chính quyền xã.

N hư vậy, phần lớn nguồn vốn mà CT hỗ trợ cho người dân được người dân sử dụng vào mục đích xây nhà vệ sinh và xây dựng chuồng bò.

20% số ý kiến cho rằng bà con nhận tiền hỗ trợ để mua cây, con giống.

M ặc dù có đến 69% người dân được hỏi cho biết hộ được CT hỗ trợ cây- con giống để bà con phát triển sản xuất nhưng do số giống hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu nên bà con đã dùng số tiền mà CT hỗ trợ để mua giống cây trồng.

Q ua khảo sát thực tế tác giả được biết phần lớn các hộ dân trong xã không có nhu cầu xây dựng chuồng bò vì trong xã tỉ lệ hộ dân có đàn bò không nhiều, mặt khác những hộ này đã có nơi ở dành riêng cho việc chăn nuôi bò.

Bên cạnh đó, phần lớn bà con nơi đây, đặc biệt là đồng bào D TTS chưa có thói quen sử dụng nhà vệ sinh, mặc dù chính quyền xã đã có nhiều cuộc vận động về vấn đề này nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà con.

D o vậy, phần lớn các hộ sau khi đã xây dựng những công trình này đã không sử dụng, gây lãng phí tiền của của CT. Trong khi đó, bà con lại thiếu vốn để mua cây-con giống phục vụ quá trình sản xuất, nên nhiều gia đình đã xây dựng các công trình trên theo quy định của chính quyền xã, nhưng chỉ xây dựng mang tính hình thức, sau đó trích một số tiền trong nguồn vốn hỗ trợ để mua cây- con giống. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao có đến 57% người dân được hỏi cho biết họ gặp khó khăn về cây- con giống trong quá trình sản xuất (xem phụ lục II, bảng 10) nhưng tỷ lệ người dân sử dụng nguồn vốn để mua cây- con giống lại thấp đến như vậy.

N hư vậy, trong quá trình triển khai CT 135 trên địa bàn xã, chính quyền xã đã bộc lộ những hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức chương trình. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải thay đổi cách làm việc của ban điều hành CT của xã nhằm tránh gây lãng phí tiền của của nhân dân.

10% người dân được hỏi cho biết họ sử dụng nguồn vốn CT hỗ trợ để mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Tỷ lệ này thấp như vậy vì đời sống của người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn, 94% người dân được hỏi có thu nhập dưới 1triệu/tháng trong khi đó, chi phí để mua các loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy gặt …vượt quá khả

năng chi trả của bà con. Phần lớn bà con sử dụng nguồn vốn hỗ trợ này để mua những dụng cụ như cuốc, xẻng hay các trang thiết bị khác phục vụ qua quá trình sản xuất.

N goài ra 10% số ý liến cho rằng họ dùng tiền hỗ trợ để hỗ trợ việc học tập cho con cái, và 2% để mua đồ dùng trong nhà.

Tuy nhiên, đối với đồng bào DTTS thì mục đích sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có sự khác biệt với người Kinh.

Trong sản xuất nông nghiệp, nhu cầu về vốn để mua máy móc trang thiết bị và cây-con giống là rất lớn, đây không chỉ là nhu cầu của riêng người dân xã Vĩnh Thuận mà là nhu cầu chung của hầu hết những người nông dân nghèo trên cả nước.

Đ ối với những hộ nông dân nghèo là người K inh thì tỷ lệ dùng nguồn vốn vào mục đích mua cây- con giống chiếm tỷ lệ 28,6%, trong khi đó con số này ở đồng bào D TTS nghèo là 19,3%.

Sử dụng nguồn vốn để mua máy móc, trang thiếu bị phục vụ sản xuất nông nghiệp ở người K inh chiếm tỷ lệ 42,9%, trong khi đó ở đồng bào D TTS là 7,5%(xem phụ lục III, bảng 3-12)

Q ua đây ta có thể thấy được, những hộ dân nghèo người Kinh trên địa bàn xã đã có ý thức trong việc thoát nghèo thông qua mục đích sử dụng nguồn vốn vay của họ. Trong khi đó, đối với đồng bào nghèo người D TTS đã quen với phương thức sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng nguồn vốn của bà con nơi đây còn dùng vào những mục đích khác nữa. D o đó, tỷ lệ này có phần thấp hơn so với đồng bào người Kinh.

D o vậy, một trong những yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai CT135 trong những giai đoạn tiếp theo trên địa bàn xã là tăng cường công tác hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả cho người dân nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)