Sự quan tâm của người dân đối với Chương trình

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 70 - 72)

Bất kỳ một chương trình hay dự án nào trên tất cả các lĩnh vực muốn thành công thì ngoài sự nỗ lực, tránh nhiệm của các cơ quan đảm nhận việc thực thi chương trình, dự án đó, thì một nhân tố không kém phần quan trọng làm nên sự thành công của dự án, chương trình này là sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của các đối tượng được thụ hưởng chương trình.

CT 135 khi được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận không phải là một ngoại lệ, đây là một chương trình thu hút được sự quan tâm của người dân trên địa bàn xã, thể hiện qua sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân qua bảng thống kê sau đây:

Tham gia đóng góp ý kiến Sô lượng Tỷ lệ(%)

1. Có 49 49

2. Không 51 51

Tỷ lệ người dân tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình so với tỷ lệ người dân không tham gia đóng góp ý kiến có sự chênh lệnh không nhiều. 49% số người được hỏi cho biết họ có tham gia đóng góp ý kiến, trong khi con số này ở phương án không là 51%.

Tuy nhiên, 51% ý kiến người dân cho rằng họ không tham gia đóng góp ý kiến, đây là một con số không nhỏ, thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức của người dân dến CT. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. N hiều người dân còn có tâm lý ngại ngùng khi phát biểu ý kiến trong các buổi họp. Theo lời cụ Đinh Thị Q uang làng 8 cho biết “không dám ý kiến, dân biết gì mà ý kiến, cán bộ m ới dám ý

kiến”. Đ iều này khá phổ biến đối với người dân là đồng bào D TTS vì họ cho rằng mình không hiểu biết, chỉ có cán bộ là người hiểu biết nên mới nói để cho dân hiểu. Mặt khác, việc tuyên truyền phổ biến về CT 135 đến người dân chưa thực hiện một cách hiệu quả vì địa hình của xã chủ yếu là đồi núi, điều kiện đi lại khá khó khăn, trong thời gian CT được triển khai tại địa phương cùng thời gian với vụ mùa trồng đậu xanh và đậu đen của người dân trong xã. Bà con đi rẫy làm từ sáng tinh mơ đến tối mới về, nơi tổ chức họp lại khá xa nơi ở của một số người dân trong. D o vậy, tỷ lệ người dân đi họp và có những hiểu biết chung về CT khá thấp.

M ột điểm đáng lưu ý là có sự khác nhau giữa vấn đề tham gia đóng góp ý kiến của người K inh và đồng bào DTTS, điều này thể hiện qua bảng tương quan sau đây

Tham gia Dân tộc Đóng góp ý kiến

Kinh D TTS

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1. Có 5 71,4 44 47,3

2. Không 2 28,6 49 52,7

Q ua bảng tương quan trên, ta có thể nhận thấy nếu tỷ lệ người tham gia đóng góp ý kiến của những người nghèo là người K inh chiếm tỷ lệ 71,4%, trong khi con số này ở đồng bào D TTS là 47,3%. Đ iều này đã phản ánh một thực tế đang tồn tại ở địa phương là sự quan tâm của đồng bào DTTS đối với CT là chưa cao. Bà con chưa ý

thức được tầm quan trọng của CT đối với đời sống của mình, cũng như những lợi ích mà họ được hưởng khi tham gia CT.

Đ iều này rất dễ hiểu vì đa số đồng bào DTTS sống tại địa phương chủ yếu là dân thuộc diện tái định cư, tập tục sống du canh du cư vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người dân khi chuyển đến nơi ở mới. Thêm vào đó, khi CT được triển khai trên địa bàn xã, chính quyền xã thông báo cho những hộ gia đình thuộc diện được hưởng trợ cấp từ CT, sau đó phân phát nguồn trợ cấp cho bà con, bà con có nhu cầu đóng góp ý kiến hay thắc mắc các vấn đề liên quan đến CT cũng không có điều kiện để tham gia đóng góp ý kiến.

Tỷ lệ người Kinh tham gia đóng góp ý kiến là khá cao, chiếm tỷ lệ 71,4%, điều này đã thể hiện sự quan tâm của người dân đối với CT, tinh thần chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.

Tỷ lệ người dân không tham gia đóng góp ý kến chiếm tỷ lệ cao như trên sẽ là một trong những trở ngại lớn của chính quyền xã trong việc đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như trong công tác triển khai các chương trình giảm nghèo nói chung trên địa bàn xã. Khi người dân không tham gia phối hợp cùng với chính quyền địa phương trong việc triển khai CT, thì những kết quả mang lại sẽ không mang tính bền vững cao. Mặt khác, nếu chính quyền không tạo điều kiện để người dân phát biểu ý kiến thì sẽ không biết được bà con đang cần gì, thiếu những gì… để hỗ trợ cho bà con.

Trong những giai đoạn tiếp theo của CT, chính quyền xã cần tạo thêm nhiều cơ hội để bà con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Đ ây sẽ là một trong những hình thức mà chính quyền cùng với người dân hỗ trợ lẫn nhau để đạt được những mục tiêu mà CT đã đề ra.

2.11 Những khó khăn của người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình triển khai C hương trình 135

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 70 - 72)