Giới thiệu chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010)

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 27 - 29)

Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Q uyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là chương trình 135) nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Chương trình 135 chia làm 3 giai đoạn:

G iai đoạn I: từ năm 1998 đến năm 2005. G iai đoạn II: từ năm 2006 đến năm 2010. G iai đoạn III: từ năm 2011 đến năm 2015

G iai đoạn I của chương trình được triển khai từ năm 1998-2005, chương trình đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ như CT đã xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000 công trình thiết yếu các loại trong đó có điện- đường- trường học, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, miền núi, biên giới. Tỷ lệ hộ nghèo được hưởng lợi từ dự án này là khá cao so với các CT xoá đói giảm nghèo trước đây. Chính vì những kết quả này nên CT được đề nghị tiếp tục triển khai ở giai đoạn II.

G iai đoạn II của CT được triển khai trên phạm vi cả nước đã đề ra những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho các xã, thôn, bản được thụ hưởng CT. Phạm vi CT cũng như các đối tượng được thụ hưởng đã được mở rộng hơn so với giai đoạn trước, đã huy động được quan tâm của các ban, ngành liên quan cũng như nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước (xem phụ lục IV)

Sau 5 năm triển khai, CT đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, đã tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân nghèo được hưởng lợi từ CT. Điều này đã tạo nên những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục triển khai CT trong những giai đoạn tiếp theo.

2.2 Kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010)

2.2.1Trên phạm vi cả nước

Chương trình 135 giai đoạn II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 10/1/2006 để tiếp tục hỗ trợ cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc. Chương trình này là sự nối tiếp của Chương trình 135 giai đoạn I được phê duyệt vào ngày 31/7/1998

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn của hơn 1.958 xã; 3.274 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 369/690 huyện thuộc 50/63 tỉnh. Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển K T-X H các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Trong 5 năm, ngân sách Trung ương đã bố trí 14.025,25 tỷ đồng, đến nay, giá trị khối lượng hoàn thành đạt 100% vốn giao; vốn đã giải ngân 13.604,5 tỷ đồng, đạt 97,1% vốn giao. Trong đó, đã bố trí 1.946,86 tỷ đồng hỗ trợ cho 2,2 triệu hộ với 11,8 ngàn tấn giống cây lương thực, 33 triệu giống cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, gần 300 ngàn con giống gia súc, hơn 1,3 triệu con giống gia cầm, 470 ngàn tấn phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật; 6.834 mô hình phát triển nông-lâm-ngư nghiệp, 81.085 máy móc phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, 911.721 lượt người được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, thăm quan, học tập các mô hình sản xuất; Đã bố trí 8.646,07 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 12.646 công trình cơ sở hạ tầng (đường giao thông 3.375 công trình, thuỷ lợi 2.393 công trình, trường học 2.478 công trình, nước sinh hoạt 1.573 công trình, điện 995 công trình, chợ 367 công trình, trạm y tế 489 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 976 công trình); Bố trí 576,16 tỷ đồng để tập huấn đào tạo cho các cán bộ các cấp về kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện chương trình, đào tạo nghề cho thanh niên. Các cơ quan Trung ương đã tập huấn cho 3.500 lượt cán bộ từ tỉnh đến huyện tham gia quản lý, chỉ đạo Chương trình 135; các địa phương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý hành chính, kinh tế, quản lý dự án, giám sát… cho 178.000 lượt cán bộ xã, thôn, bản; đào tạo, tập huấn cho trên 280 ngàn lượt người dân về nội dung Chương trình 135, về tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên

dân tộc thiểu số; Đ ã bố trí 1.896,92 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí cho 926.326 lượt cháu đi học mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú…

Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, chính quyền các cấp địa phương và các tổ chức, đoàn thể; cộng đồng, người dân các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đã cố gắng, nỗ lực vượt lên thoát nghèo. Sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8 năm 2010.

H iện thu nhập bình quân đầu người ở các xã trong Chương trình đạt 4,2 triệu đồng/người/năm (mục tiêu của Chương trình đến hết năm 2010 đạt trên 70% số hộ có thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản tăng lên 80,7% vào năm 2010 (mục tiêu là 80%). 100% xã có trạm y tế, 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí…

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)