được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận
Với đặc thù là một xã mới được thành lập từ năm 2006, địa bàn lại tập trung nhiều đông bào DTTS chiếm trên 98% dân số toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2010 là 71,06%. Cơ sở hạ tầng của xã còn khá nghèo nàn, nguồn ngân sách của xã còn nhiều hạn chế do xã không có nguồn thu bổ sung, nguồn kinh phí mà huyện hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã.
Bên cạnh đó, bà con nơi đây chủ yếu là dân tái định cư, quen với phong tục sản xuất du canh, du cư, phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng suất thu hoạch không cao.
D o vậy, trong quá trình sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, bà con đều gặp nhiều khó khăn, những khó khăn trong đời sống của bà con cũng xuất phát từ những khó khăn trong sản xuất, vì bà con sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp.
Q ua quá trình điều tra, tác giả đã thống kê được những khó khăn, thiếu thốn trong quá trình sản xuất qua biểu đồ dưới đây
84%19% 19% 57% 28% 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất
Thiếu vốn sản xuất
Thiếu máy móc, trang thiết bị Thiếu cây, con giống
Thiếu kiến thức sản xuất
Ý kiến khác
Q ua biểu đồ trên, ta thấy được, khó khăn lớn nhất mà bà con gặp phải trong quá trình sản xuất là thiếu vốn chiếm tỷ lệ 84%.
Đ ây không chỉ là khó khăn riêng của người dân xã Vĩnh Thuận mà là khó khăn chung của hầu hết những người nghèo.
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc sản xuất có thành công hay không.
Trước khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, bà con hầu như không nhận được bất cứ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nào. Một bộ phận người dân trong xã nhận được hỗ trợ để xây nhà thuộc diện tái định cư.
Việc thiếu vốn tại xã là một nguyên nhân khách quan vì trên địa bàn xã hầu như không có bất kỳ một công ty, xí nghiệp nào để có thể thu thuế, nguồn ngân sách huyện hỗ trợ cho xã không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã, phần lớn những hỗ trợ của huyện dành cho xã đều sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã như xây dựng nơi làm việc, đài phát thanh, trạm xá…
D o vậy, vốn là nhu cầu cấp thiết để bà con phát triển sản xuất. Bà con thiếu vốn để mua cây giống, phân bón….và điều quan trọng là người dân cần nguồn vốn để mua máy bơm nước dẫn nước từ suối về ruộng, hay lên rẫy của bà con để p hục vụ sản xuất.
N goài trồng lúa thì phần lớn các hộ dân trong xã đều trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như:đậu xanh, đậu đen, bắp, điều…. cả xã có 8 làng thì chỉ có 5 làng có ruộng, nhưng việc trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn do bà con không chủ động được nguồn nước tưới, lại thiếu phân bón máy móc để sản xuất. N hững làng có ruộng thì người dân ngoài trồng lúa đều trồng thêm các loại cây này nhằm tăng thêm thu nhập. X ã nằm ở vị trí cách xa trung tâm huyện, trên địa bàn xã lại không có trung tâm cung ứng vật tư, giống cây trồng cho bà con. N ếu muốn mua giống cây thì bà con phải ra trung tâm huyện để mua hoặc bà con mua giống cây từ những người buôn bán nhỏ từ nơi khác đến bán. Các loại giống mà bà con mua từ họ thường không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được đảm bảo chất lượng và điều quan trọng là bà con không biết các loại giống này có phù hợp với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng tại địa phương hay không. D o vậy, việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn nên năng suất sau thu hoạch không cao.
Trong vấn đề thiếu cây- con giống, thiếu con giống là một trong những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Ở huyện Vĩnh Thạnh, bò lai là loại vật nuôi thoát nghèo của huyện và nhiều hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò lai, nhưng trên địa bàn xã hầu như không có hộ gia đình nào có bò lai để nuôi nhằm tăng nhu nhập.
K hó khăn thứ 3 mà bà con gặp phải là thiếu kiến thức phát triển sản xuất chiếm tỷ lệ 28%. Đây là khó khăn phổ biến không chỉ của người dân xã Vĩnh Thuận, mà còn là khó khăn chung của những người dân nghèo trên phạm vi cả nước.
Đ ối với những người nghèo trên địa bàn xã, phần lớn bà con là đồng bào DTTS, quen với phong tục sản xuất du canh, du cư; sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa trung bình trong năm thấp, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất rất hạn chế nên việc sản xuất của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Đ ể khắc phục những hạn chế trên không cách nào khác là phải ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất.
Việc tiếp cận các thông tin, kiến thức phục vụ cho quá trình sản xuất gặp rất nhiều hạn chế. Bà con chỉ có thể có thông tin thông qua cán bộ khuyến nông của xã. Toàn xã chỉ
có duy nhất một cán bộ làm công tác khuyến nông, đảm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi của xã.
K hi CT 135 được triển khi trên địa bàn xã, với số lượng người dân thuộc diện nghèo được hưởng lợi từ CT khá đông nên khối lượng công việc của cán bộ này rất nhiều. D o vậy, khi tiến hành cung ứng các loại giống cây trồng cho bà con, chính quyền chỉ phân phát cho bà con mà không hướng dẫn bà con cách sản xuất hiệu quả, những khuyến cáo trong việc trồng các loại giống này…nên khi bà con có thắc mắc thì không biết hỏi ai.
M ặt khác, công tác tuyên truyền kiến thức phục vụ sản xuất cho bà con trong xã không diễn ra thường xuyên, việc này chỉ tiến hành khi cấp trên chi trả kinh phí để xã thực hiện. Điều đáng lưu ý là mặc dù các buổi phổ biến kiến thức thỉnh thoảng mới diễn ra nhưng không phải tất cả những người dân đều được tham dự các buổi tập huấn này mà chỉ những hộ dân có giấy mời mới được đi họp.
N hư vậy, ta có thể thấy rằng việc thiếu kiến thức sản xuất của bà con là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên.
D o vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết để phát triển sản xuất trên địa bàn xã là trang bị các kiến thức cần thiết để bà con sản xuất, khắc phục được những tác động của ngoại cảnh mang lại.
Thiếu máy móc, trang thiết bị chiếm tỷ lệ 19%. Con số này cho ta thấy nhu cầu về máy móc trong sản xuất của bà con là không cao. Vì bà con nơi đây quen với phương thức sản xuất truyền thống. Thêm vào đó, không phải tất cả các hộ dân trong xã đều có ruộng để sản xuất, bà con phần lớn sản xuất trên rẫy nên nhu cầu về máy móc là không nhiều.
N hu cầu về máy móc chỉ xuất phát từ những hộ gia đình có ruộng để trồng lúa trong xã.
N ói tóm lại, những khó khăn mà người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình sản xuất là những khó khăn chung của hầu hết những người sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc giải quyết những khó khăn trên của bà con sẽ góp phần to lớn để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho bà con, tiến tới