Những chuyển biến về mặt đời sống vật chất

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 61 - 65)

Vĩnh Thuận là một xã thuần nông, nhân dân trong xã sống dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, nhưng trong quá trình sản xuất lại gặp rất nhiều khó khăn do những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Do đó, đời sống của bà con trong xã

trong quá trình tìm hiểu về đời sống của bà con trong xã trước khi CT 135 được triển khai.

Đời sống trước khi CT 135 triển khai Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Rất khó khăn 67 67

2. Khó khăn 28 28

3. Đủ sống 5 5

4. Khá giả 0 0

Tổng 100 100

Q ua bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy cuộc sống khó khăn của bà con trong xã thể hiện qua 67% ý kiến bà con được hỏi cho biết đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, và con số này ở phương án trả lời khó khăn là 28%. Đây là một con số rất lớn đã nói lên được những khó khăn mà chính quyền xã cũng như người dân nơi đây đang gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhà. Trình độ học vấn thấp, gia đình lại đông con, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nên đời sống của bà con nơi đây không thể nào khá hơn được.

Chính vì vậy, khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, nhân dân và chính quyền vô cùng phấn khởi với hy vọng dưới sự hỗ trợ của CT, đời sống của người dân sẽ đỡ vất vả hơn.

Tuy nhiên, sau một thời gian CT được triển khai trên địa bàn xã, với sự hỗ trợ của CT cả về mặt vật chất lẫn tinh thần nhưng đời sống của bà con trên địa bàn xã vẫn không có nhiều sự chuyển biến tích cực, thể hiện qua bảng thống kê về câu trả lời của người dân về đời sống của họ sau khi nhận được sự hỗ trợ từ CT

Đ ời sống gia đình sau C T 135 S ố lượng Tỷ lệ (%)

1. Không được cải thiện 35 35

2. Được cải thiện nhưng không nhiều 56 56

3. Được cải thiện đáng kể 9 9

35% số ý kiến cho biết đời sống gia đình họ không được cải thiện sau khi được thụ hưởng CT. 56% số ý kiến được hỏi cho biết đời sống của bà con có được cải thiện nhưng không nhiều. Trong đó, 42,8% ý kiến người K inh cho biết đời sống của họ không được cải thiện sau khi được thụ hưởng CT, và con số này ở đối tượng đồng bào D TTS là 34,4%. ( xem phụ lục III, bảng 3-19)

N hư vậy, ta có thể thấy được mặc dù đã được nhận sự hỗ trợ từ CT, nhưng đời sống của bà con trong xã vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực.

Đ iều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau gây ra. Trước khi CT 135 được triển khai, bà con gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất, những nguồn hỗ trợ của CT dành cho người dân hầu như không giải quyết được những khó khăn đó, mà chỉ giúp người dân khắc phục được phần nào những khó khăn trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Thêm vào đó, những mặt yếu trong công tác tổ chức và triển khai CT của ban điều hành CT xã đã có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ trong việc phát huy một cách hiệu quả những nguồn hỗ trợ mà CT đã cung cấp cho xã. Ban điều hành CT của xã đã không tìm hiểu nhu cầu, những khó khăn của bà con trong đời sống và sản xuất là gì để có sự hỗ trợ phù hợp.

N hư vậy, một trong những biện pháp hỗ trợ người dân và chính quyền xã trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương là CT 135 cần tiếp tục đầu tư hỗ trợ cho xã nhằm giúp người dân cải thiện đời sống vật chất, để bà con có điều kiện quan tâm đến vấn đề học tập, vui chơi giải trí cũng như chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên khác trong gia đình.

 M ột trong những biện pháp để nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong xã là giúp họ thay đổi các phương thức sản xuất lạc hậu, truyền thống của mình, thay vào đó là các phương thức sản xuất có áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phù hợp với các điều kiện thỗ nhưỡng của địa phương.

Để thay đổi phương thức sản xuất cho người dân trong xã, bên cạnh các buổi tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương để nâng cao nhận thức cho người dân, một trong những biện pháp quan trọng là hướng dẫn người dân cách thức sử dụng

vốn hiệu quả và tạo điều kiện cho người dân tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức.

Như chúng ta đã biết, bà con nơi đây chủ yếu là đồng bào DTTS với trình độ học vấn khá thấp, sản xuất nông nghiệp lại gặp nhiều khó khăn. D o vậy, muốn nâng cao năng suất thì việc làm quan trọng là trang bị những kiến thức cần thiết trong sản xuất cho người dân.

Bà con nơi đây quen với phương thức sản xuất lạc hậu, du canh du cư, sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên. Nhưng điều kiện tự nhiên, khí hậu trên địa bàn xã lại gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất của người dân. D o vậy, việc trang bị những kiến thức cần thiết để người dân khắc phục những hạn chế trên là một vấn đề rất quan trọng.

K hi được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức, người dân sẽ có điều kiện biết thêm được nhiều phương thức sản xuất mới cho năng suất cao, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách thức trồng các loại cây mới cho năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, cách thức phòng trừ các loại dịch bệnh…

Tuy nhiên, không phải tất cả người dân trong xã đều được đi học các lớp tập huấn. Đ iều này được thể hiện rõ qua bảng thống kê dưới đây:

Tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức sản xuất

S ố lượng Tỷ lệ (%)

Có 64 64

Không 36 36

Tổng 100 100

Qua bảng số liệu trên, ta thấy 36% người dân được hỏi cho biết họ không được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức. M ặc dù tỷ lệ này không cao, nhưng đây cũng là một hạn chế trong quá trình triển khai CT trên địa bàn xã.

N gười dân không được tham dự các lớp tập huấn sẽ là một thiệt thòi rất lớn trong việc phát triển kinh tế của gia đình họ.

D o vậy, trong những giai đoạn sau của CT, cần nâng cao tỷ lệ người dân trong xã được tham dự các lớp tập huấn, để đảm bảo rằng tất cả những hộ dân nghèo trong xã đều được tham dự các lớp tập huấn của CT dành cho bà con trong xã.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn người dân cách thức sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả cũng là một trong những hỗ trợ cần thiết của chính quyền xã dành cho người dân. Đ ối với người dân nghèo nói chung, khi nhận được hỗ trợ vốn của Nhà nước thì người dân thường sử dụng vào những mục đích khác nhau như mua sắm vật dụng trong gia đình, xây dựng nhà cửa…như vậy sẽ không phát huy được hiệu quả của những nguồn vốn mà các CT đã hỗ trợ cho người dân.

D o vậy, việc hướng dẫn người dân cách thức sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một trong những biện pháp để giúp người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ. Cũng giống như vấn đề tham dự các lớp tập huấn thì không phải tất cả các hộ dân trong xã đều nhận được cách thức sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Hướng dẫn cách thức sử dụng vốn vay có hiệu quả

S ố lượng Tỷ lệ (%)

Có 48 48

K hông 52 52

Tổng 100 100

Qua đây ta có thể nhận thấy những mặt hạn chế trong công tác triển khai CT, đây không chỉ là những mặt yếu trong quá trình triển khai CT của chính quyền xã, mà đây là khó khăn chung của hầu hết các địa phương nơi có CT đang triển khai.

N hững vấn đề trên nếu được giải quyết sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho bà con trong quá trình sử dụng các hỗ trợ từ CT.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)