Những khó khăn của người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình triển khai C hương trình

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 72 - 76)

M ột chương trình hay dự án khi được triển khai ở bất kỳ cấp độ nào, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện, những khó khăn đó có thể xuất phát từ chính quyền địa phương; ban điều hành, quản lý dự án

hay những khó khăn xuất phát từ chính những người dân được thụ hưởng chương trình.

K hi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận, những khó khăn của chính quyền địa phương trong việc triển khai CT không quá nhiều. Cán bộ xã được tham dự các lớp tập huấn do UBND huyện phối hợp với Phòng N ội Vụ tổ chức. Thêm vào đó, huyện Vĩnh Thạnh là một trong những huyện thực hiện khá thành công trong công tác triển khai CT 135 giai đoạn I và toàn huyện đã có 2 xã tự nguyện thoát khỏi CT 135 trong giai đoạn I. D o vậy, khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, chính quyền địa phương nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cũng như kinh nghiệm thực hiện từ các xã khác.

Trong khi đó, người dân lại gặp khá nhiều khó khăn khi thụ hưởng các nguồn hỗ trợ từ CT, điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây

Những khó khăn Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Không biết các làm thủ tục, giấy tờ liên quan 24 24

2. Không hỗ trợ đủ vốn 52 52

3. Không biết phương pháp sản xuất hiệu quả 10 10 4. Không biết các sử dụng vốn hiệu quả 9 9 5. Các hỗ trợ không phù hợp với nhu cầu 13 13

6. Ý kiến khác 18 18

Tổng 126 100

Q ua bảng số liệu trên cho ta thấy, khó khăn lớn nhất mà người dân gặp phải là khó khăn về vốn, chiếm tỷ lệ 52%. Đây là một điều dễ hiểu, với tỷ lệ hộ nghèo toàn xã khá cao(71,06%), nhu cầu về nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày là rất lớn, trong khi kinh phí hỗ trợ của CT dành cho xã nằm trong một mức nhất định, do đó không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu về vốn sản xuất của người dân.

K hó khăn thứ 2 là khó khăn về việc làm các thủ tục, giấy tờ liên quan chiếm tỷ lệ 24%.

Với trình độ học vấn chung của toàn xã không cao, lại là địa bàn sinh sống phần lớn của đồng bào D TTS nên những khó khăn liên quan đến các thủ tục, giấy tờ là điều dễ hiểu.

M uốn nhận được các hỗ trợ từ CT, tiêu chí đầu tiên là bà con phải có giấy chúng nhận hộ nghèo do U BN D huyện cấp và một số giấy tờ liên quan khác. Bà con nơi đây phần lớn là dân tái định cư nên khi chuyển đến nơi ở mới buộc phải làm lại các giấy tờ tùy thân, trong quá trình làm không thể tránh khỏi những sai sót. D o vậy, khi chính quyền xã yêu cầu nộp các loại giấy tờ liên quan để nhận hỗ trợ thì không ít bà con gặp khó khăn trong vấn đề này.

18% là số tỷ lệ của phương án trả lời là ý kiến khác, phần lớn câu trả lời của ý kiến này là không gặp khó khăn gì.

13% số ý kiến cho rằng các hỗ trợ không phù hợp với nhu cầu.

Sau nhiều năm triển khai CT 135 giai đoạn I trên phạm vi cả nước, một trong những hạn chế lớn nhất của CT là các hỗ trợ của CT dành cho người dân được thụ hưởng không phù hợp với nhu cầu của họ. Trước khi tiến hành hỗ trợ cho người dân, chính quyền địa phương không tìm hiểu nhu cầu, mong muốn cũng như nguyện vọng của người dân nghèo, xem họ đang thiếu thứ gì, đang cần thứ gì để hỗ trợ sao cho phù hợp, điều này đã gián tiếp gây thất thoát lãng phí một nguồn ngân sách không nhỏ của CT.

X ã Vĩnh Thuận cũng không ngoại lệ, khi tiến hành hỗ trợ, chính quyền xã không tìm hiểu nhu cầu của người dân mà lại phân phối đại trà nên một bộ phận người dân đã nhận được những hỗ trợ không thiết thực từ CT. Có 88% số ý kiến trả lời cho biết chính quyền địa phương xét hỗ trợ theo hình thức tự xét mà không tham khảo ý kiến của bà con (xem phụ lục II, bảng 26).

N goài hỗ trợ giống cây trồng cho bà con, với nguồn vốn mà CT đã hỗ trợ cho địa phương, chính quyền xã đã quy định cấp cho mỗi hộ 1 triệu đồng để xây chuồng bò và hơn 1 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh. Việc này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, đối với những hộ dân không có chuồng bò mà vẫn phải buộc xây dựng chuồng bò, trong khi đó lại thiếu vốn để mua cây, con giống……

Đ ây là một trong những hạn chế rất lớn cần được khắc phục nếu CT 135 giai đoạn III được triển khai trên địa bàn xã nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

D o vậy, trong quá trình hoạch định CT, các nhà hoạch định cần có những biện pháp nhằm tăng cường tính chủ động của người dân, điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng trên.

10% số ý kiến cho rằng không biết phương pháp sản xuất hiệu quả và 9% người dân cho biết họ không được hướng dẫn cách thức sử dụng vốn hiệu quả.

Tuy nhiên, những khó khăn mà bà con gặp phải có sự khác nhau giữa bà con là người K inh và bà con là người DTTS, điều này thể hiện rõ qua bảng tương quan sau đây

Bảng 3-17: Dân tộc - Những khó khăn khi nhận các hỗ trợ từ Chương trình D ân tộc Những khó Khăn gặp phải Kinh D TTS Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%)

1. Không biết các làm thủ tục, giấy

tờ liên quan 3 42,8 21 22,6

2. Không hỗ trợ đủ vốn 1 14,3 51 54,8

3. Không biết phương pháp sản

xuất hiệu quả 1 15,3 9 9,7

4. Không biết các sử dụng vốn hiệu

quả 0 0 9 9,7

5. Các hỗ trợ không phù hợp với

nhu cầu 0 0 13 13,9

6. Ý kiến khác 2 28,6 16 17,2

K hó khăn lớn nhất khi nhận các hỗ trợ của đồng bào DTTS là không hỗ trợ đủ vốn chiếm tỷ lệ 54,8% thì con số này đối với người Kinh là 14,3%.

N ếu khó khăn lớn nhất đối với người K inh khi nhận các hỗ trợ từ CT là không biết cách làm thủ tục, giấy tờ liên quan chiếm tỷ lệ 52,8%, con số này ở đông bào DTTS là 22,6%.

Q ua những con số trên ta có thể thấy được một thực tế đang diên ra trên địa bàn xã hiện nay, trên địa bàn xã, người DTTS chiếm tỷ lệ lớn khoảng 98%, thậm chí trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền xã, phần lớn là người D TTS nên hầu như trong tất cả các chương trình, chính sách của nhà nước dành cho xã hầu hết đều ưu tiên cho đồng bào D TTS .

Trong quá trình phát bảng hỏi, tác giả nhận ra rằng mặc dù tỷ lệ người K inh chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số dân của xã, và hầu hết họ đều thuộc diện hộ nghèo, nhưng không phải tất cả họ đều được nhận những hỗ trợ từ CT 135. Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ không được đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương mặc dù họ đã sinh sống tại đây từ rất lâu.

D o vậy, muốn nhận được các hỗ trợ từ CT, bà con người K inh buộc phải có rất nhiều giấy tờ liên quan nên tỷ lệ người K inh gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ lại chiếm tỷ lệ cao như vậy.

Đ ối với đồng bào DTTS quen với phương thức sản xuất truyền thống, phá rừng làm nương rẫy, nên khi chuyển về nơi tái định cư, bà con không được phép phá rừng mà buộc phải sản xuất trên phần rẫy của mình, thời tiết lại quá khắc nghiệt, không chủ động được nguồn nước nên bà con rất cần vốn để trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 72 - 76)