Nhóm giải pháp trước mắt:

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 86 - 90)

D ân tộc Vai trò của

3.1 Nhóm giải pháp trước mắt:

- UBND tỉnh cần để nghị TW tiếp tục triển khai CT 135 giai đoạn III trên địa bàn xã Vĩnh Thuận để CT tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất cho người dân trong xã.

- Tăng cường nguồn kinh phí cho CT để CT tiếp tục hỗ trợ bà con thông qua các biện pháp sau đây:

+ Kiến nghị TW và UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách cao hơn giai đoạn trước vì Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi gặp nhiều khó khăn nên ngân sách của huyện hỗ trợ cho các xã nghèo của huyện gặp nhiều hạn chế.

+ UBND huyện Vĩnh Thạnh cần xem xét trong việc phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ của CT cho các xã thuộc diện nhận hỗ trợ từ CT. Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh còn 4 xã đang được hưởng lợi từ CT đó là các xã Vĩnh H oà, Vĩnh K im, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thuận. Trong số 4 xã này thì chỉ có xã Vĩnh Thuận được hưởng lợi từ CT trong giai đoạn II, các xã còn lại đều đựoc thụ hưởng CT từ những năm đầu của giai đoạn I nên đời sống bà con các xã này có phần đỡ vất vả và khó khăn hơn người dân ở xã Vĩnh Thuận . D o vậy, trong quá trình phân bổ nguồn vốn cần dành nhiều sự ưu tiên

cho xã Vĩnh Thuận trong hợp phần xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho nhân dân trong xã.

- H iện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, ngoài CT 135 đã và đang được triển khai thì còn có các CT khác đang được triển khai trên địa bàn huyện như CT xóa nhà tạm theo N ghị định 167; CT 134; Chính sách đối với 62 huyện nghèo theo N ghị quyết 30a, CT kiên cố hoá trường, lớp học…UBND xã cần rà soát và có những kiến nghị để tăng tỷ lệ hộ dân trong xã được hưởng lợi từ các CT này.

- UBND xã cần kết hợp với U BN D huyện và các ban ngành có liên quan chức năng giải quyết các vấn đề cấp thiết sau đây:

+ Về đất sản xuất: hiện nay trên địa bàn xã có 3 làng không có ruộng để bà con sản xuất đó là Làng 3,6,8 ; bà con chủ yếu trồng đậu xanh, đậu đen, điều… trên rẫy. Do vậy, đời sống các hộ dân trong các làng này gặp nhiều khó khăn hơn các làng khác. Do vậy, UBND xã cần có sự quy hoạch để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các làng này.

+ Về vấn đề nước sinh hoạt: đây là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết, vấn đề này nếu đuợc giải quyết sẽ cải thiện đáng kể những khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày. Bằng các biện pháp sau đây:

* Chính quyền xã cần phối hợp với các cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng nguồn nước bị nhiễm phèn, các giếng nước bị đóng vôi trên địa bàn xã.

* Hỗ trợ kinh phí cho các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn xây dựng được giếng nước riêng cho gia đình mình, cũng như hỗ trợ kinh phí để các gia đình mua máy bơm nước và ống dẫn nước để dẫn nước từ trên suồi hoặc các công trình thuỷ lợi về rẫy của mình để sản xuất.

* UBND huyện đã phê duyệt công trình xây dựng Đập tràn qua suối Xem nhằm cung cấp thêm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho bà con. Do vậy, UBND huyện cần nhanh chóng giải ngân kinh phí để xã xây dựng công trình thuỷ lợi này nhằm cung cấp thêm nguồn nước cho bà con trong xã.

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các xã khác trong huyện. Mặc dù mới được xây dựng nhưng hiện nay trên địa bàn xã, nhiều đoạn đường bê tông hoá đã bị hư hỏng nặng, gây khó khăn trong vấn đề đi lại của người dân.

- Chính quyền xã cần có những buổi tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân trong các cuộc họp dân hàng tháng của các làng để người dân nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và bảo vệ những công trình công cộng trên địa bàn xã.

- Kết hợp với phòng Nông Nghiệp huyện và phòng Nội Vụ của huyện thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho các cán bộ thôn bản về công tác tổ chức quản lý cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp cho bà con.

Trong giải pháp này, ta cần chú ý, đối với phong tục tập quán của đồng bào D TTS, già làng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. D o vậy, bên cạnh cán bộ chính quyền cấp thôn, xã cần quan tâm đến việc tập huấn cho các già làng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các già làng trong việc triển khai, phổ biến các chương trình, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của CT 135 nói riêng.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cán bộ lãnh đạo, nhất là những cán bộ thuộc ban điều hành CT, để họ thấy được vai trò và tầm quan trọng trong việc người dân cùng với chính quyền xã tham gia vào công tác triển khai và thực hiện CT nhằm giúp chính quyền giải quyết được những khó khăn và nâng cao tính chủ động của người dân.

- Khi triển khai các mô hình trình diễn như mô hình thâm canh cây lúa, mô hình trồng thâm canh cây ngô lai, mô hình trồng thâm canh cây ngô lai….cần có những hướng dẫn cụ thể cho bà con cách thức sản xuất như thế nào cho đúng quy trình để đạt năng suất cao, hạn chế được những tác động xấu của thời tiết.

Việc triển khai các mô hình trên địa bàn xã cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng đồng bào DTTS vì trình độ của họ còn nhiều hạn chế, phương thức sản xuất lạc hậu, không quen với những quy trình sản xuất. Do đó, khi phổ biến các mô hình, chính quyền xã cần tiến hành thử nghiệm các mô hình mẫu bằng cách mời một vài hộ dân trong xã

làm thử nghiệm để bà con, đặc biệt là đồng bào DTTS thấy được hiệu quả, rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của mình.

- Nếu CT 135 giai đoạn III tiếp tục được triển khai trên địa bàn xã, trước khi tiến hành hỗ trợ, chính quyền xã cần có một cuộc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của người dân như thế nào để có những hỗ trợ phù hợp, tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước.

- Trong quá trình điều tra, tác giả biết được rằng, số lượng giống cây trồng mà CT hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu của người dân, nên bà con phải mua giống từ các thương lái bên ngoài mà không biết rõ được nguồn gốc, chất lượng như thế nào. D o vậy, cần xây dựng trung tâm cung ứng giống cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu của bà con trong xã.

- Cần phối hợp với Phòng Lao Động- Thương Binh & X ã H ội huyện tìm kiếm các cơ hội việc làm cho lực lượng thanh niên có trình độ học vấn trên địa bàn xã, hỗ trợ cho những người dân có nhu cầu xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

- Hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng cụm công nghiệp Tà Súc nhằm thu hút lực lượng lao động đông đảo trên địa bàn huyện, giải quyết vấn đề việc làm và phát triển kinh tế huyện nhà. D o đó, cần đẩy mạnh tiến độ thi công để giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.

- Xây dựng và phát triển các nghề thủ công trên địa bàn xã như dệt thổ cẩm vừa bảo tồn, phát huy nền văn hoá của đồng bào, vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của N hà nước. Thêm vào đó, sản xuất tại địa phương gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận người dân có xu hướng chuyển về nơi ở cũ, điều này sẽ gây ra những xáo trộn trong tình hình trật tự an ninh trên địa bàn xã. D o vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con hiểu để người dân cùng hỗ trợ với chính quyền xã trong công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 86 - 90)