Những hỗ trợ của Chương trình 135 dành cho người dân xã Vĩnh Thuận

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 54 - 57)

Thuận

Với những khó khăn mà người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày, nên xã Vĩnh Thuận đã được Chính phủ công nhận là xã đặc biệt khó khăn theo quyết định số 113/2007/QĐ -TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, biên giới vùng sâu, vùng xa giai đoạn (1999-2005); bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006-2010) nhằm giúp xã có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn xã.

Q ua quá trình điều tra, kết quả thu được từ những người dân được nhận hỗ trợ từ CT như sau :

CT 135 đã hỗ trợ Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Vốn sản xuất 67 67

2. Máy móc, thiết bị 11 11

3. Cây, con giống 69 69

4. Kiến thức phục vụ sản xuất 17 17

5. Ý kiến khác 7 7

Tổng 171 100

Q ua bảng số liệu trên cho ta thấy cây, con giống là nguồn hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao nhất mà bà con nhận được chiếm tỷ lệ 69%.

N ông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của xã. H ầu hết bà con trong xã đều tham gia sản xuất nông nghiệp, kể cả cán bộ công chức để tăng thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống vì lương không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Do đó, cây - con giống là một trong những hỗ trợ cần thiết cho việc phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn xã.

Theo báo cáo của Phòng khuyến nông xã, CT đã hỗ trợ cho xã: 8180kg giống lúa cấp I; 4615kg giống lúa lai; 3366kg giống ngô lai; 2735kg giống đậu xanh; 1620,3kg giống đậu đen.

67% số người được hỏi cho biết họ đã được nhận hỗ trợ vốn từ CT. Với đời sống kinh tế khó khăn như hiện nay, thì việc hỗ trợ vốn cho người dân trong xã để p hát triển sản xuất là một trong những hỗ trợ cần thiết cho người dân.

17% số người được hỏi cho biết họ được CT hỗ trợ kiến thức thông qua các mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp của xã do Phòng N ông N ghiệp huyện tổ chức như các mô hình: mô hình thâm canh cây lúa, mô hình trồng thâm canh cây ngô lai, mô hình trồng mía hàng đôi…..và các buổi phổ biến kiến thức sản xuất do UBND xã tổ chức.

Chỉ có 17% số người dân được hỏi cho biết họ được hỗ trợ kiến thức sản xuất đã p hản ánh một thực tế đang diễn ra trên địa bàn xã đó là không phải tất cả các hộ dân trong xã đều được đi dự các lớp tập huấn mà chỉ những họ dân được nhận giấy mời của chính quyền xã mới được đi nhận. Trong khi thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước gặp nhiều khó khăn thì việc hỗ trợ kiến thức sẽ giúp bà con khắc phục được những khó khăn của điều kiện ngoại cảnh để sản xuấ đạt năng suất cao.

Đ iều này giải thích tại sao tỷ lệ người dân nhận hỗ trợ kiến thức chiếm tỷ lệ thấp như vậy. Theo lời chị Đinh Thị G rách Làng 6 cho biết “tập huấn sản xuất được hỗ trợ kinh

phí nên ai m ời mới được đi”

M áy móc chiếm tỷ lệ 11% trong tổng số những hỗ trợ mà người dân được hưởng.

Trước khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, cả xã hầu như không có một loại máy móc nào phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân, chủ yếu là các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng…một vài hộ dân có điều kiện thì có thêm bình phun thuốc sâu nhưng tỷ lệ này không nhiều.

Chính quyền xã không có đủ kinh phí để hỗ trợ cho người dân để mua máy móc, thậm chí ở các làng có ruộng .

Máy cày được nhận hỗ trợ từ CT

CT 135 đã hỗ trợ cho xã 05 máy cày tay hiệu Cao Phong; 01 máy phun lúa; 01 máy gặt lúa cầm tay ; 01 máy phun ngô; 04 bình phu thuốc sâu Inox; 10 cái cuốc; 50 cái xẻng nhằm hỗ trợ cho bà con trong xã giảm bớt những khó khăn trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, những hỗ trợ của CT dành cho bà con trong xã dường như không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu bên dưới

N hững hỗ trợ có đáp ứng được nhu cầu S ố lượng Tỷ lệ (%)

1. Không đáp ứng được 19 19

2. Có đáp ứng nhưng không nhiều 74 74

3. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu 7 7

Tổng 100 100

Q ua bảng số liệu trên, 74% số người dân được hỏi cho biết các hỗ trợ mà CT dành cho người dân chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân, 19% số ý kiến cho rằng các hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu của họ.

N hững khó khăn trong sản xuất của bà con là rất lớn, nguồn ngân sách xã hầu như không có kinh phí hỗ trợ cho người dân trong quá trình sản xuất nên đây là một trong những bài toán khó giải quyết của chính quyền xã trong các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

M ặc dù có đến 69% số người dân được hỏi cho biết họ được CT hỗ trợ cây- con giống, nhưng cả xã chỉ được hỗ trợ 02 con bò đực giống thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu của bà con. Việc hỗ trợ giống cây trồng cho bà con cũng nằm trong một giới hạn nhất định. Mỗi gia đình chỉ được nhận hỗ trợ vài kg giống thóc, lúa, đậu xanh, đậu đen…buộc bà con phải mua thêm từ bên ngoài mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Thêm vài đó, trong xã có 8 làng nhưng chỉ có 5 làng có ruộng, mỗi làng được cấp một máy cày để p hục vụ cho quá trình sản xuất của tất cả người dân trong làng.

Đ iều này giải thích tại sao có đến 93% ý kiến cho rằng những hỗ trợ của CT không đáp ứng được hết nhu cầu sản xuất của bà con.

N ói tóm lại, những hỗ trợ của CT dành cho bà con đã khắc phục được phần nào những khó khăn mà bà con gặp phải trong quá trình sản xuất. N hưng những hỗ trợ của CT không đáp úng được nhu cầu của bà con, do vậy bà con trong xã đang rất cần nhận được sự hỗ trợ của Đảng và N hà nước để việc sản xuất của người dân nơi đây gặp nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)