Vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình triển khai C hương trình

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 82 - 84)

Đ ể đưa một chương trình hay dự án đến được với đời sống của các đối tượng được thụ hưởng một cách thuận lợi và hiệu quả nhất thì vai trò của chính quyền địa phương là rất lớn. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện rõ qua các hình thức mà chính quyền địa phương giúp đỡ người dân trong việc tiếp nhận các hỗ trợ từ CT.

K hi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận, vai trò của chính quyền địa phương thể hiện qua các hình thức hỗ trợ cho người dân qua bảng thống kê dưới đây

Hỗ trợ của chính quyền địa phương S ố lượng Tỷ lệ (%)

1. Hướng dẫn các thủ tục 16 16

2. Giải đáp thắc mắc 27 27

3. Hỗ trợ kiến thức 29 29

4. Hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả 22 22

5. Không hỗ trợ 32 32

6. Ý kiến khác 3 3

Tổng 129 100

Q ua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được trong quá trình triển khai CT, chính quyền địa phương chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ người dân với 32% số người được hỏi cho rằng chính quyền địa phương không hỗ trợ họ trong quá trình triển khai CT, đây là một con số không nhỏ và nó chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các phương án trả lời mà tác giả đã đưa ra.

D o vậy, khi được hỏi về vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai CT có đến 44% người dân cho rằng chính quyền địa phương có vai trò không tích cực trong công việc của mình.[xem phụ lục II, bảng 27]

Các hình thức hỗ trợ còn lại như: hướng dẫn các thủ tục, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kiến thức, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả người dân đều nhận được nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Điều này chứng tỏ những hình thức hỗ trợ của chính quyền dành cho người dân không thật sự phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ người dân.

Đ iều này có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến, mặc dù ban điều hành CT xã đã nhận được sự hỗ trợ từ U BN D huyện và kinh nghiệm từ các xã khác trong huyện đã triển khai thành công CT, nhưng đây là lần đầu tiên một CT có quy mô quốc gia được triển khai trên địa bàn xã nên ban điều hành CT của xã gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Thêm vào đó, năng lực quản lý và tổ chức của một số cán bộ cấp xã còn nhiều yếu kém, kinh nghiệm triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo còn yếu nên những hỗ trợ của chính quyền đề ra là hợp lý, nhưng trong quá trình triển khai gặp khó khăn nên chúng chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ, ngoài những hạn chế nêu trên, chính quyền xã đã bộc lộ những bất cập trong quá trình hỗ trợ, điều này thể hiện rõ qua bảng tương quan sau đây Hình thức Dân tộc Chính quyền hỗ trợ Kinh DTTS Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.H ướng dẫn các thủ tục 0 0 16 17,2 2.G iải đáp thắc mắc 0 0 27 29,0 3.H ỗ trợ kiến thức 3 42,8 26 27,9

4.H ướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả 0 0 22 23,6

5.K hông hỗ trợ 4 57,2 28 30,1

6.Ý kiến khác 0 0 3 3,2

Q ua bảng tương quan trên ta dễ dàng nhận thấy nếu như tất cả các hình thức hỗ trợ mà chính quyền hỗ trợ đều dành cho đối tượng đồng bào DTTS thì đồng bào người K inh chỉ nhận được một hình thức hỗ trợ duy nhất là hỗ trợ kiến thức chiếm tỷ lệ 42,8%.

Cả người kinh và đồng bào DTTS đều có tỷ lệ người dân không nhận được những hỗ trợ từ CT, nhưng tỷ lệ này ở người Kinh là 57,2%, trong khi đó, ở đồng bào DTTS là 30,1%, con số này ít hơn nhiều so với người Kinh.

Q ua đây, ta thấy được sự bất bình đẳng trong việc thụ hưởng những thành quả của CT trong nội bộ người dân trong xã, mà trước hết là việc hỗ trợ của chính quyền địa phương.

D o vậy, vấn đề này cần sớm được khắc phục trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng xảy ra sự mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền và sự mâu thuẫn trong nội bộ dân chúng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong việc triển khai CT.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 82 - 84)