Trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 30 - 34)

Kết quả chung:

Tổng vốn: 34.623,68 triệu đồng. -Trung ương: 34.423,68 triệu đồng. -Địa phương: 200 triệu đồng.

-Đã giải ngân quỹ kế đến tháng 10/2010 là 33.633,78 triệu đồng.  Kết quả thực hiện từng hợp phần:

* Dự án hỗ trợ PTSX:

- Vốn kế hoạch: 5.730 triệu đồng, giải ngân: 5.696,26 triệu đồng, đạt 99,41%. Q ua 5 năm triển khai thực hiện D ự án, kinh tế nống nghiệp có bước tăng trưởng và phát triển khá. Giá trị tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân hàng năm là 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giữa các ngành thực hiện đến năm 2010 là: Nông-lâm-ngư nghiệp 51,26%, thương mại-D ịch vụ 45,38%, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 3,36%.

- Thu nhập bình quân đầu người: N ăm 2006: 5,170 triệu đồng; năm 2007: 6,252 triệu đồng; năm 2008: 7,150 triệu đồng; năm 2009: 8,721 triệu đồng; năm 2010 ước tính 9,480 triệu đồng. Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2006-2010: 650 hộ.

- Tỷ lệ nghèo qua các năm: Năm 2006: 53,43%; năm 2007: 45,70%; năm 2008: 41,03%; năm 2009: 39%; năm 2010 ước tính 38%. Số hộ tham gia tập huấn, nâng cao sản xuất: 450 hộ.

-Đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Dự án hỗ trợ PTSX là một trong 4 hợp phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II từ năm 2006 – 2010, đã hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn huyện trên 5,7 tỷ đồng; trong đó xây dựng 15 mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi; mua sắm trên 337 công cụ, máy móc phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống cây lương thực, thực phẩm trên 41 tấn; cây công nghiệp, lâm nghiệp và cây ăn quả hơn 23.460 cây; hỗ trợ giống vật nuôi (bò, dê) 50 con; hỗ trợ vật tư phân bón, thuốc BVTV hơn 53 tấn… Nhờ đó giúp cho hộ nghèo và nhóm hộ ở các xã, thôn ĐBKK có điều kiện phát triển sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2006 là 18,34%; kết thúc giai đoạn II, cả huyện có 01 xã Đ BK K thoát khỏi CT 135(Xã Vĩnh Hiệp)

* Dự án CSHT

- Tổng số nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II từ 2006 – 2009 là: 21.570 triệu đồng, đầu tư xây dựng được 64 công trình. Trong đó vốn Trung ương đã phân bổ về địa phương từ năm 2006 – 2010 là 21.370 triệu đồng, nguồn vốn khác lồng ghép vào chương trình tổng số 400 triệu đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ chương trình bê tông giao thông nông thôn và bê tông hoá kênh mương nội đồng là 300 triệu đồng. Sở văn hoá D u lịch và Thương mại hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá cộng đồng là 100 triệu đồng. Trong đó:

+ N ăm 2006 và 2007: Kế hoạch là 3.620 triệu đồng, cuối năm đã giải ngân 3.360 triệu đồng, đạt 92,81% kế hoạch. Đ ầu tư xây dựng sửa chữa 21 công trình: 12 công trình giao thông, 02 công trình trạm Y tế, 05 công trình thuỷ lợi và 02 nhà sinh hoạt cộng đồng.

công trình giao thông, 08 công trình thuỷ lợi, 01 công trình điện, 01 công trình chợ; 04 nhà sinh hoạt cộng đồng, 02 công trình nước sạch.

+ N ăm 2009: Kế hoạch là 5.560 triệu đồng, cuối năm đã giải ngân 5.510,89 triệu đồng, đạt 97,53% kế hoạch. Thanh toán khối lượng hoàn thành cho các công trình của năm trước, xây dựng sửa chữa 17 công trình: 03 công trình giao thông, 06 công trình thuỷ lợi, 06 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 01 công trình điện, 01 công trình nước sạch.

+ Năm 2010: Kế hoạch vốn 6.800 triệu đồng, giá trị giải ngân: 6.873,81 triệu đồng, gồm: Xây dựng sửa chữa 06 công trình, gồm: 01 công trình khai hoang ruộng, 03 công trình thuỷ lợi, 01 công trình giao thông, 02 nhà sinh hoạt cộng đồng, giếng nước và trả nợ các công trình năm trước

* Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng:

- Số lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn theo kế hoạch 2006 – 2010: Tổng số 80 lớp.

- Số vốn kế hoạch 1.015 triệu đồng, số vốn giải ngân 1.015 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch.

- Số lượt cán bộ và người dân được đào tạo và bồi dưỡng theo kế hoạch 2006 - 2010: tổng số 4.751 người

*Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý:

- Hỗ trợ học sinh: K ế hoạch vốn được giao: 3.912,380 triệu đồng, giải ngân: 3.268,100 triệu đồng, đạt 83,53%. Số học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ 5.147 học sinh. Trong đó: H ọc sinh mầm non: 1.815 em; học sinh tiểu học: 930 em; học sinh THCS: 2.402 em.

- Số hộ được hỗ trợ làm nhà vệ sinh: Hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường và di dời chuồng trại cho 1.180 hộ/37 làng, thôn với tổng kinh phí là 1.180 triệu đồng, giải ngân 1.137 triệu đồng, đạt 96,35% so với kế hoạch.

- Hỗ trợ hoạt động văn hoá thông tin đối với xã, thôn, bản: Thực hiện 05 xã đặc biệt khó khăn và 11 thôn khu vực II là 42,5 triệu đồng. Trong đó đã phân bổ cho các

xã tổ chức các hoạt động TD TT và tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm, “ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

- Số câu lạc bộ pháp lý: Trên địa bàn huyện có 07 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các cộng tác viên, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và dân tộc thiểu số. Từ năm 2006 đến năm 2010, UBND huyện giao Phòng Tư pháp tuyên truyền cho hơn 15.200 lượt người tham gia học tập và trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí trong 15 đợt ở 48 làng, thôn thuộc các xã Đ BK K.

- Tổng kinh phí: 38,5 triệu đồng, giải ngân 38,5 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. - Nội dung hoạt động: Luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật bảo hiểm Y tế, luật giao thông đường bộ, luật cư trú, luật hình sự, luật thi hành án dân sự, luật hôn nhân và gia đình…

Các chỉ tiêu cụ thể:

- Về phát triển sản xuất: Nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân (năm 2010 trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm).

- Về cơ sở hạ tầng: 100% xã có đường giao thông cho xe cơ giới, trên 95% xã có công trình thuỷ lợi nhỏ, 100% xã có đủ trường học, 33,33% xã có trạm Y tế đạt chuẩn, 96,5% số thôn, bản có điện lưới quốc gia.

- Về nâng cao đời sống văn hoá, xã hội: Hơn 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 99% số hộ được sử dụng điện, trên 99,8% học sinh tiểu học, 97,6% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường.

- Về nâng cao năng lực: Trang bị và bổ sung những kiến thức cơ bản cho nhân dân, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành; nâng cao năng lực của cộng đồng, tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát trong thực hiện Chương trình của Đ ảng và N hà nước đã đầu tư, xây dựng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)