Đặc điểm địa hình, khí hậu

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 35 - 36)

Đ ịa hình

Đ ịa hình xã Vĩnh Thuận là xã miền núi có địa hình đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối. hướng dốc chủ yếu là hướng Đông Bắc, Tây N am và Đ ông Nam. Đ ộ cao nhất trên 600m so với mặt nước biển.

Khí hậu

- Thời tiết khí hậu Vĩnh Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển N am Trung Bộ, được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

- Nhiệt độ: theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy nhiệt độ hàng năm dao động trong khoảng 26-28 độ, nhiệt độ cao nhất là 39 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 15 độ C, biên độ nhiệt ngày và đêm là 4-6 độ C; tổng nhiệt độ hàng năm là 9.000-9.650 độ C

- Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình năm là 1.716mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 11:973mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 5: 25mm.

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm khoảng 81%; tháng 10, tháng 1, tháng 12 là các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm khoảng 92%; từ tháng 5 đến tháng 7 có độ ẩm trung bình thấp nhất khoảng 30%.

- Gió, bão: Vĩnh Thuận nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ.

+ Gió mùa đông: hướng gió thịnh hành thổi theo hướng Tây Bắc đến Bắc. + Gió mùa hạ hướng gió thịnh hành trong nửa đầu mùa hạ là hướng Đông đến Đ ông N am và nửa cuối mùa hạ là hướng Tây đến Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 2,1 m/s. Bão xuất hiện chủ yếu ở các tháng 9,10 và 11, trong đó có khả năng xảy ra bão tập trung vào tháng 10 là lớn nhất. tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra tương đối phức tạp và không theo quy luật của cả năm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định (giai đoạn 20062010) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)