Về tốc độ phát triển:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 30 - 33)

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ những năm 90, khi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Hiện tại ngành sản xuất lắp ráp ô tô bao gồm 2 khối là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tổng vốn đầu tư của 14 doanh nghiệp FDI là 920 triệu USD, năng lực sản xuất 220.000 xe / năm, sản xuất chủ yếu xe du lịch, xe đa dụng, xe tải), và các doanh nghiệp trong nước (hiện có khoảng hơn 30 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng số vốn khoảng 2.500 tỉ đồng).

Giai đoạn 1990-2003: Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng hàng rào thuế quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu đối với ô tô dưới 15 chỗ ngồi. trong giai đoạn này, xe du lịch nhập khẩu gần như không có chỗ đứng trên thị trường nội địa, sản lượng của xe lắp ráp trong nước liên tục tăng mạnh qua các năm.

Giai đoạn 2003-2007: Giai đoạn này Việt Nam đang tăng tốc quá trình đàm phán gia nhập WTO và phải ban hành, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối

xử trái với các nguyên tắc của WTO trong ngành này (ví dụ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước) được dỡ bỏ. Giai đoạn này doanh nghiệp ô tô trong nước gặp khá nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2007 – nay: Đây là giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Cũng trong giai đoạn này, do những biến động về kinh tế, chính sách đối với ngành ô tô (đặc biệt là chính sách thuế) thường xuyên thay đổi khó dự đoán. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan thuận lợi (tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự gia tăng về mức sống dân cư, nhu cầu sử dụng xe ô tô trong nước có xu hướng tăng cao…), sản lượng ô tô sản xuất trong nước có xu hướng tăng mạnh.

Kết quả kinh doanh của VAMA cùng với số liệu kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc qua các năm cho thấy tốc độ phát triển thị trường ô tô tại Việt Nam những năm gần đây đã tăng vọt. Đặc biệt là trong giai đoạn năm 2009, khi mà Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước nhằm đối phó lại với tình trạng suy thoái kinh tế thế giới gần đây. Kết quả kinh doanh của VAMA và kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được trình bày tại bảng sau.

Bảng 2.1: Doanh số bán hàng của hiệp hội ô tô VAMA các năm

2007 2008 2009 Doanh số Tỷ lệ Doanh số Tỷ lệ so với năm 2007 Doanh số Tỷ lệ so với năm 2007 Passenger Cars 17027 100% 22923 134,63% 29518 173,36% SUV/MPV 23088 100% 26433 114,49% 24378 105,58% Tổng cộng 40115 100% 49356 123,04% 53896 134,35%

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc qua các năm 2007 2008 2009 Kết quả Tỷ lệ Kết quả Tỷ lệ so với năm 2007 Kết quả Tỷ lệ so với năm 2007 Lượng (chiếc) 28000 100% 50400 180% 76300 272,5% Giá trị (Triệu USD) 523 100% 1000 191,21% 1171 223,9%

(Nguồn: Báo cáo bán hàng của VAMA và tổng cục thống kê) Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, doanh số bán xe của VAMA đã tăng trung bình 34,35%, đặc biệt trong đó là dòng xe con tăng đến 73,36%. Tổng số xe bán được năm 2007 là 40115 chiếc, đến cuối năm 2009 đạt 53896 chiếc. Về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007 nhập 28000 chiếc, giá trị nhập khẩu đạt 523 triệu USD, chỉ sau 2 năm, năm 2009 số lượng xe nhập khẩu đã tăng lên 76300 chiếc đạt giá trị 1171 triệu USD, sản lượng xe nhập khẩu tăng gần gấp 3 lần và tổng giá trị tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Như vậy ta có thể thấy chỉ trong vòng hơn 2 năm trở lại đây, thị trường ô tô đã tăng trưởng một cách đáng kể. Tiềm năng phát triển thị trường ô tô tại Việt Nam là còn rất lớn. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây đều đạt con số cao bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu (chỉ số GDP năm 2008 đạt 6.18%, năm 2009 đạt 5.32% - số liệu của tổng cục thống kê), thứ hai, tỉ lệ người sở hữu và sử dụng ô tô tại Việt Nam vẫn nằm trong mức thấp so với thế giới (trung bình khoảng 1.5 xe trên 1000 người), thứ ba, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô theo lộ trình khiến giá xe ngày càng rẻ hơn, mặt hàng ô tô sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w