Hỗ trợ xây dựng và phát triền ngành công nghiệp phụ trợ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 66 - 68)

Theo quyết định số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công thương ngày 31 tháng 7 năm 2007 về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, quan điểm phát triển chung công nghiệp phụ trợ nêu rõ:

Công nghiệp phụ trợ là động lực chính thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Vì vậy cần phải được chú ý phát triển. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ phải được thực hiện dựa trên cơ sở chọn lựa các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam và phù hợp với phân công lao động quốc tế, dựa trên huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác là các tập đoàn và công ty nước ngoài.

Quan điểm và định hướng phát triển đối với công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô đã được Bộ Công thương nêu rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch của ngành. Cụ thể như sau:

- Các thành phần kinh tế trong nước tập trung sản xuất linh kiện phụ kiện cho lắp ráp các loại xe tải (trong đó có xe vận tải quân sự) và xe vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi do công nghệ chế tạo linh kiện, phụ tùng và khả nawgn lắp ráp lẫn ít phức tạp

- Thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài để phát triển hệ thống sản xuất hỗ trợ cho việc lắp ráp các loại xe du lịch

- Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, cầu, các đăng, hộp số, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và tham gia xuất khẩu. Phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu các chi tiết hỗ trợ thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều mác xe như ắc quy, bugi, pha đèn, kính, săm lốp, hệ thống dây điện, còi, giảm xóc,…

- Tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp để chuyên môn hoá sản xuất các linh kiện, phụ tùng với khối lượng lớn, bảo đảm yêu cầu chất luợng của nhà lắp ráp, tiến tới hoàn thiện các mẫu xe mang thương hiệu Việt Nam.

- Khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất linh phụ kiện ôtô. Các công nghệ mới cần được lựa chọn để đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm.

Thứ nhất, ta phải xây dựng các cơ chế hoạt động của các tổ chức tài chính, hệ thống bảo lãnh tín dụng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng diếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hỗ trợ, phát triển mạnh các cách thức cho thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Thứ hai, Nhà nước dành một nguồn ngân sách đáng kể để tạo nguồn vốn ban đầu cho các quỹ mang tính chất hỗ trợ phát triển công nghiệp (như quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…) để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm hỗ trợ.

Thứ ba, ưu đãi đặc biệt cho các dự ắn 100% vốn đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, công nghệ nền như chế tạo khuôn mẫu, đúc chính xác, nhiệt luyện, gia công cơ khí chính xác xử lý bề mặt, xi mạc v.v. bằng các hình thức hỗ trợ vay vốn đầu tư ưu đãi để mua công nghệ,

Thứ tư, tiếp tục loại bỏ những trở ngại về pháp luật và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để thu hút các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc.

3.2.1.4 Cải tiến chính sách đầu tư nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 66 - 68)