Cải tiến chính sách đầu tư nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 68 - 70)

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn còn kém phát triển, để xây dựng thành công, chúng ta cần phải thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả

trong lẫn ngoài nước để đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô trong nước. Để làm được điều đó chúng ta phải:

Thứ nhất, khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô, khuyến khích sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa để nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

Thứ ba, xây dựng thêm các chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ, bảo hộ bản quyển sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo mặt bằng, nhà xưởng cho thuế để phát triển sản xuất kinh doanh đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp cho ngành. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ô tô, đặc biệt là các dự án đầu tư với quy mô công suất lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho chương trình nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước và xuất khẩu phải được hướng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư, đầu tư mới từng bước nhưng tập trung, có trọng điểm và đầu tư nhanh ở những khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 68 - 70)