Về tác động của chính sách thuế, phí, lệ phí:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 35 - 37)

Hiện nay, một chiếc xe nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 3 loại thuế suất, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Thử làm một phép tính đơn giản như sau, với thuế nhập khẩu là 83%, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe 5 chỗ ngồi trở xuống loại đến 3.0 lit là 50%, thuế giá trị gia tăng là 10%, một người muốn nhập khẩu chiếc xe có giá 20.000 USD khi về Việt Nam sẽ phải trả bao nhiêu tiền.

Thuế nhập khẩu phải nộp: 20.000x83% = 16.600 USD

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: (20.000+16.600)x50% = 18.300 USD Thuế giá trị gia tăng phải nộp:(20.000+16.600+18.300)x10% = 5490 USD Tổng số Thuế phải nộp:16.600+18.300+5490 = 40.390 USD

Tổng số tiền phải trả cho một chiếc xe khi đó sẽ là 60.390 USD

Nếu nhà nước ra quyết định thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ 5%, số tiền phải trả sẽ thay đổi 1.830 USD cho một chiếc xe, một số tiền không nhỏ so với mức thu nhập của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay.

Ngoài chịu sự tác động của các loại thuế, người tiêu dùng sau khi mua ô tô còn phải nộp lệ phí trước bạ. Kể từ ngày 1/1/2010, các chính sách ưu đãi về thuế và lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở xuống chính thức chấm dứt, (Thông tư số 85/2009/TT-BTC ban hành ngày 28/4/2009 quy định cụ thể việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi có hiệu lực từ 1/5 đến hết 31/12/2009, cùng với thông tư 13/2009/TT-BTC quy định mức giảm 50% VAT có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009), vì thế thuế VAT và lệ phí trước bạ đều đã tăng từ 5% lên 10% (riêng ở Hà Nội lệ phí trước bạ là 12%). Trong khi lệ phí trước bạ phải nộp sau khi mua xe mới nên không ảnh hưởng tới giá bán của nhà sản xuất thì việc tăng thuế VAT sẽ tác động trực tiếp tới giá bán ôtô. Vì thế, các nhà sản xuất ôtô đã rục rịch thông báo điều chỉnh tăng giá bán lẻ từ những ngày cuối tháng 12/2009. Cộng các khoản này lại, người tiêu dùng muốn sở hữu ô tô sau 1/1/2010 đã phải chi thêm từ 10-15% so với trước đó, tương đương với mức tăng thêm từ vài chục tới vài trăm triệu đồng/chiếc.

Trong thời gian qua, chính phủ đã nhiều lần ra quyết định thay đổi các mức thuế và lệ phí liên quan đến ô tô, người dân có ý định mua xe thường có tâm lý “mua xe để chạy thuế”, tiết kiệm được nhiều chí phí. Thị trường tiêu thụ ô tô thay đổi nhanh chóng khi chính phủ có động thái về việc thay đổi các chính sách này. Chính sách thuế của Việt Nam thiếu tính ổn định đã gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, chỉ trong vòng gần 2 năm đã có tới 6 lần điều chỉnh, giảm rồi tăng. Với linh kiện, có thời điểm chỉ trong vòng 1 tháng đã hai lần tăng. Tăng thuế lần thứ nhất, nhà máy vừa điều chỉnh kế hoạch sản xuất, điểu chỉnh giá nhập khẩu, giá bán… song thuế lại tăng tiếp, doanh nghiệp lại tiếp tục phải điều chỉnh kế hoạch vừa điều chỉnh xong. Thị trường cũng vì những điều chỉnh đó mà rối loạn. Đây là những điều không hợp lý khi mà trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tính ổn định, nhất là về yếu tố giá cả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w