Yếu tố tác động đến quyết định mua ôtô lắp ráp trong nước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 53 - 58)

nước:

Theo kết quả khảo sát, trong số những người đã từng mua, sở hữu xe, thì có 35% số người lựa chọn xe lắp ráp trong nước. 65% trong số đó thỏa mãn, hài lòng về sản phẩm và dịch vụ mình nhận được. Vậy yếu tố nào khiến họ chọn xe lắp ráp trong nước?

Thứ nhất là yếu tố giá cả, các xe lắp ráp hiện nay có giá rẻ tương đối so với xe nhập khẩu từ một đến vài nghìn USD. So với mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 1100USD thì đó là một con số lớn. Sở dĩ có giá bán rẻ hơn so với xe nhập khẩu là do Chính phủ dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nước. Tuỳ thuộc vào từng dự án đầu tư và địa bàn đầu tư, các liên doanh lắp ráp ôtô hiện đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi mức 15% hoặc 20% (thuế suất chung là 25%), đồng thời được miễn thuế đến 4 năm và giảm 50% số thuế đến 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi. Các DN này còn được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời... để tạo tài sản cố định. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), hoạt động nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp ôtô bán ra hiện không phải nộp thuế GTGT. Ngoài ra, các DN lắp ráp ôtô còn được hưởng lợi từ các chính sách bảo hộ của Nhà nước dành riêng cho ngành ôtô, trong đó nổi bật lên là chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ về thuế nhập khẩu. Đối với loại xe ôtô 5 chỗ ngồi trở xuống, thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc là 100%, trong khi bộ linh kiện CKD2 chỉ phải chịu thuế 20% và IKD là 5%. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp

dụng cho ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 100% trong khi ôtô sản xuất lắp ráp trong nước được giảm tới 95%, chỉ chịu thuế 5%. Tính chung nhưng yếu tố này thì ôtô sản xuất trong nước (loại 5 chỗ ngồi) hiện đang bảo hộ gần 300% so với ôtô nhập khẩu. Giá rẻ là yếu tố quan trọng khiến người tiêu dùng quyết định chọn xe lắp ráp trong nước thay vì xe nhập khẩu. Sự chênh lệch giá bán xe nhập so với xe liên doanh là khá lớn, ảnh hưởng tới quyết định ma xe liên doanh của người tiêu dùng.

Thứ hai, yếu tố dịch vụ sau bán hàng. Theo kết quả khảo sát, đa số người trả lời câu hỏi đều cho rằng khi mua xe lắp ráp trong nước, họ được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn so với mua xe nhập khẩu. Vài năm trở lại đây, thị trường nhập khẩu ô tô trở nên vô cùng sôi động với sự tham gia của hơn 1.000 doanh nghiệp. Ngoại trừ vài đại gia tên tuổi chuyên nhập xe “độc” hoặc các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng loạt những dòng xe đang bán chạy trên thị trường thì đa số các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chỉ dừng ở mức nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp này cũng không mất công đầu tư dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa và dịch vụ sau bán hàng. Nhiều khách hàng sau khi mua ô tô nhận được thông báo đến kỳ đem xe đi bảo dưỡng ở một công ty khác. Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, chỉ trong năm 2009, có tới 79.859 ô tô các loại được nhập khẩu bởi gần 1.716 doanh nghiệp. Như vậy, tính trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ nhập có 47 xe/năm (trong thực tế có doanh nghiệp chỉ nhập vài ba xe). Với quy mô như vậy, khách hàng không thể trông chờ nhà nhập khẩu cung cấp dịch vụ bảo dưõng, sửa chữa đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt khi xảy ra sự cố thu hồi xe như trường hợp của Toyota, người mua cũng không biết xe mình có nằm trong danh sách thu hồi hay không và được hãng hỗ trợ những gì?.

Theo Nghị định số 12/2006/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hoá nước ngoài đã có một số nội dung đề cập đến ô tô nhập khẩu. Tuy nhiên, trong đó chưa quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, đặc biệt là quy định về hệ thống bảo dưỡng sửa chữa và dịch vụ sau bán hàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô ở Việt Nam đa số không phải là đại lý chính thức của nhà sản xuất nên khó đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho người mua xe. Hiện nay vẫn phổ biến hình thức mua gom, mua chọn từ các cửa hàng bán xe lẻ, các đại lý thứ cấp ở nước ngoài rồi đưa về Việt Nam nên khi xảy ra sự cố kỹ thuật thì người tiêu dùng thường không nhận được sự trợ giúp kỹ thật của nhà sản xuất. Điển hình như trường hợp xe Toyota do các doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam không được tư vấn, thu hồi để kiểm tra khắc phục theo yêu cầu của nhà sản xuất. Thực tiễn trong quá trình thiết kế và sản xuất ô tô, việc phát sinh ra các lỗi kỹ thuật của một chi tiết hoặc một thiết bị... là không hiếm. Nhiều trường hợp, các lỗi này không thể phát hiện được trong các cuộc kiểm tra, thử nghiệm xe để cấp phép sản xuất mà chỉ xuất hiện trong quá trình sử dụng trên một vài sản phẩm hoặc một điều kiện sử dụng đặc biệt nào đó. Việc phát hiện ra lỗi thường không dễ mà phải thông qua một quá trình theo dõi, thu thập, thống kê ý kiến phản hồi từ khách hàng sử dụng xe, từ việc phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn.... Vì vậy yếu tố dịch vụ sau bán hàng đứng vị trí quan trọng đặc biệt đối với người có nhu cầu mua xe hiện nay, nhất là khi sản phẩm ô tô là hàng hóa xa xỉ, đắt tiền, chỉ có các liên doanh lắp ráp, các đại lý chính thức phân phối xe mới có đủ khả năng, tiềm lực tài chính đáp ứng được nhu cầu này cho người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất.

Ví dụ lớn nhất cho yếu tố này chính là bài học của Ford Việt Nam. Ngay từ những năm 2003, Ford Việt Nam đã chú trọng tới các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Có thể kể hàng loạt hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Ford trong thời gian qua - những yếu tố giúp Ford đạt kỷ lục về thị phần và giành được cảm tình của khách hàng như: Chương trình Quality care với mục đích áp dụng một tiêu chuẩn toàn cầu cho các đại lý của Ford gồm nâng cấp dịch vụ, chiến lược 5S (chiến lượng phát triển các dịch vụ sau bán hàng) về quản lý chất lượng cơ sở vật chất của đại lý, xây dựng trung tâm quan hệ khách hàng tại đại lý nhằm phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, quy định dịch vụ này đưa ra 10 cam kết với khách hàng và được nâng cấp qua từng năm vì vậy, đòi hỏi các đại lý phải liên tục đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, những chương trình như đào tạo kỹ thuật viên chuyên nghiệp Ford nhằm hỗ trợ cho sự phát triển năng lực kỹ thuật của các kỹ thuật viên đại lý ở mức cao nhất; chương trình phần mềm phụ tùng Faud với mục đích tăng khả năng sẵn có của phụ tùng,phần mềm Microcat hỗ trợ đại lý tra mã phụ tùng nhanh, chính xác, rút ngắn được thời gian chờ đợi của khách hàng; Thành lập đội chuyển phát phụ tùng nhanh cho các trường hợp đặc biệt; chương trình lái thử các loại xe kéo dài 1 tháng. Các hoạt động dịch vụ sau bán hàng đã khiến tỉ lệ khách hàng hài lòng và tin tưởng đại lý Ford tăng lên đáng kể, đóng góp tới 50% tới thành công của hãng này tại Việt Nam.

Trên đây là các yếu tố quan trọng được người viết đề cập đến dựa trên kết quả khảo sát thực tế, người tiêu dùng Việt Nam dù có tâm lý sính hàng ngoại nhưng vẫn luôn đề cao đến các yếu tố là giá thành, chất lượng. Giá thành trực tiếp tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng, dịch vụ sau bán hàng là yếu tố đi sau nhưng không kém phần quan trọng,

giúp cho người tiêu dùng có quyết định lựa chọn sáng suốt nhất. Dịch vụ sau bán hàng lại trực tiếp tác động đến việc duy trì giá trị và chất lượng của xe, nên được người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã, đang từng bước nâng cao, cải thiện hệ thống sản xuất, kinh doanh của mình để đáp ứng được những đòi hỏi cao của người tiêu dùng. Điều đó cho thấy rằng, tiềm năng phát triển xe lắp ráp trong nước không phải là không có cơ sở.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ Ô TÔ LẮP RÁP TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 53 - 58)