Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 70 - 71)

Đối với sản phẩm ô tô, chất lượng sản phẩm là mộ trong yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, bởi chỉ cần có một sự cố kỹ thuật nhò cũng có thể gây tại nạn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người tham gia giao thông. Tâm lý thích “hàng ngoại” từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người Việt Nam, đặc biệt là với những sản phầm, hàng hóa có giá trị cao như ô tô. Tâm lý đó dẫn đến việc trước khi quyết định mua hàng, họ luôn hướng vào các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài hơn là sản phẩm lắp ráp trong nước cùng chủng loại. Mặc dù xe nhập khẩu có giá cao hơn hẳn so với xe lắp ráp trong nước, nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt mức cao. Trong thời gian qua, nhiều liên doanh mắc phải sai lầm nghiêm trọng là quản lý chất lượng xe xuất xưởng không tốt dẫn đến tỷ lệ lỗi sản phẩm lớn gây ấn tượng không tốt với khách hàng.

Ngoài ra giá thành cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Một chiếc xe ô tô tại Việt Nam thường có giá gấp 2 lần so với thị trường quốc tế, thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp nên giá cả là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng, đặc biệt là khi thị trường đã mở cửa, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các chính sách không có lợi cho bản thân mình (ví dụ như cam kết giảm thuế nhập khẩu khi gia nhập WTO).

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần chú trọng:

Thứ nhất, cần phải gây dựng lại niềm tin với người tiêu dùng, các liên doanh cần tập trung chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng xe. Để làm được như vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo tay nghề cho công nhân lắp

ráp, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, bố trí chuyên gia kinh nghiệm cùng các thiết bị kiểm tra hiện đại để kịp thời phát hiện lỗi và khắc phục trước khi xe xuất xưởng. Ngoài ra cần nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc lắp ráp, tiếp cận với những công nghệ mới, tiếp thu và chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài về, tránh nhập khẩu công nghệ lạc hậu lỗi thời đã không còn nhiều giá trị sử dụng, đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống hiện đại nhằm sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao.

Thứ hai, giảm thiểu chi phí không cần thiết, khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế so sánh của quốc gia như lao động dồi dào, giá rẻ trong hoạt động sản xuất, áp dụng rộng rãi các phương thức tổ chức quản lý sản xuất hiện đại, cơ cấu lại lao động, thực hành tiết kiệm trong công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 70 - 71)