Bảo vệ thị trường cho xe nội phù hợp với tiến trình hội nhập kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 63 - 65)

nhập kinh tế:

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện tại đang có mức độ bảo hộ rất cao. Tình trạng bảo hộ quá mức này đã gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế. Vì vậy, chính sách bảo hộ này cần nhanh chóng được xem xét, vạch ra lộ trình rõ ràng và điều chỉnh một cách hợp lý vớ thực trạng nhất.

Thứ nhất, áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ hai, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, phụ tùng ô tô để ngăn chặn việc lưu thông những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại được đưa vào thị trường Việt Nam.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng trang thiết bị phụ tùng đã sản xuất được trong nước.

Thứ năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.

Để làm được các điều trên, trước tiên cần phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Thiết lập các kênh phản hồi trực tiếp giữa các nhà sản xuất và các nhà hoạch định chính sách, mối quan hệ giữa hai bên phải được thiết lập mang tính xây dựng nhìn về tương lai. Sở dĩ cần phải vậy vì ô tô là mặt hàng có giá trị cao, hơn nữa Chính phủ cũng nhìn nhận ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp đi đầu trong hoạt động sản xuất, việc thiết lập kênh thông tin và xây dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp giúp cho Chính phủ có những giải pháp thích hợp và kịp thời trước những khó khăn có thể xảy ra vởi ngành công nghiệp này, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp hoạch định kịp thời đường lối, chiến lược phát triển kinh doanh của mình để đạt hiệu quả tốt. Trên nền tảng là quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô theo định hướng của Chính phủ, các giải pháp phát triển cần phải được thực hiện nghiêm ngặt và có khoa học nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn để phát huy được hết hiệu quả của nó. Các cơ quan ở trung ương và địa phương và các cơ quan thực hiện chính sách cần thống nhất với nhau, tránh tình trạng chồng chéo không đồng bộ. Cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm các quy định về hoạt động của các cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường cũng như nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật mới và điều chỉnh bổ sung những văn bản cũ không còn phù hợp với thực tế. Cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp buôn lậu và gian lận thương mại trong sản xuất và kinh doanh, trước hết cần phải kiên quyết với những hành vi tiêu cực, tiếp tay cho các hoạt động phi pháp, đồng thời phải có chế độ khuyến khích xứng đáng về mặt vật chất và động viên tinh thần cho các cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia xử lý buôn lậu và gian lận thương mại, ngoài ra cũng phải nâng cao trình độ của đội ngũ này, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Việc

thực hiện tốt công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w