Kiểm tra, giám sát Hải quan qua phân luồng hàng hoá làm thủ tục Hải quan

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 33 - 35)

L N HÃ ĐẠO CỤC

2.2.Kiểm tra, giám sát Hải quan qua phân luồng hàng hoá làm thủ tục Hải quan

1995 (USD) 1996 (USD) 1997 (USD) 1998 (VND) 1999 (VND)

2.2.Kiểm tra, giám sát Hải quan qua phân luồng hàng hoá làm thủ tục Hải quan

- Kiểm hoá theo phân luồng hàng

- Ghi kết quả kiểm hoá - Giám sát giải phóng hàng

- Kiểm tra khai báo của người khai báo Hải quan và căn cứ kết quả kiểm hoá tính toán đối chiếu số thuế phải nộp, trên cơ sở đó ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp - Xử lý vi phạm về thuế - Kế toán thu nộp thuế - xác định hồ sơ phải kiểm tra sau thông quan

- Phúc tập, lưu trữ Người khai

báo Hải quan Bộ phận GSQL Bộ phận kiểm hoá giám sát

Bộ phận kiểm tra thu thuế

Quy trình hành thu này đã được đưa vào thực hiện 1/1/1999 HQTP.HN đã có sự chuẩn bị kĩ cho việc thực hiện theo quy trình làm thủ tục mới. Cục đã có những hướng dẫn kịp thời giải quyết các vướng mắc từ các địa điểm làm thủ tục Hải quan trong quá trình thực hiện. Theo quy trình trên thì việc kiểm tra hàng hoá được tiến hành sau khi đã thông báo thuế, nó "ngược" với quy trình trước đây, do vậy cũng gây một số khó khăn trong quản lý, cùng với đó việc để các doanh nghiệp tự khai báo và tình thuế cũng dễ tạo cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện gian lận qua việc khai báo sai. Trong quá trình thực hiện, Hải quan Hà Nội nhận thấy việc áp thuế, tính thuế của chủ hàng xảy ra nhiều sai sót, đó không phải là do cố ý để gian lận mà do họ còn chưa có nghiệp vụ, không cố ý, Hải quan chỉ yêu cầu, hướng dẫn họ khai báo lại cho đúng, chưa tiến hành xử lý vụ vi phạm nào, điều đó yêu cầu tăng cường kiểm hoá để đối chiếu tờ khai.

2.2. Kiểm tra, giám sát Hải quan qua phân luồng hàng hoá làm thủ tục Hải quan . Hải quan .

Từ năm 1998 đến nay, trước yêu cầu đổi mới và CNH - HĐH, đất nước. Ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng đã tập trung

vào việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách sâu rộng, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách hiệu quả. Cơ chế, chính sách điều hành xuất nhập khẩu của chính phủ có nhiều đổi mới nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và khống chế tỷ lệ nhập siêu.

Quán triệt chủ trương nhiệm vụ của ngành, của thành phố. Từ năm 1998 đến nay, cục Hải quan thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Cục Hải quan thành phố Hà Nội hiện đang tiến hành phân luồng hồ sơ tại các điểm làm thủ tục Hải quan theo hai tiêu chí được hướng dẫn trong văn bản số 2329/TCHQ - GSQL ngày 09/07/1998 của Tổng cục Hải quan. Trong đó tiêu chí "Thương nhân" là quan trọng nhất là căn cứ để xem xét. Ngoài ra, các tiêu chí như: Nước xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận chuyển hàng hoá, tuyến đường vận chuyển, tình hình chấp hành luật pháp của đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng được xem xét và có tác dụng hỗ trợ cho hai tiêu chí trên khi lô hàng có nghi vấn. Theo đó:

+ Luồng xanh: Được áp dụng cho những lô hàng có thuế hoặc được miễn thuế xuất nhập khẩu (như: hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá liên doanh đầu tư, hàng nguyên vật liệu, máy móc phục vụ các công trình trọng điểm, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công, các loại linh kiện để lắp ráp, hàng thuộc nguồn vốn ODA, hàng kinh doanh nhập khẩu cần có sự bảo quản đặc biệt, cần giải phóng hàng nhanh...). Các điều kiện cần phải đáp ứng: Trong vòng một năm tính đến tháng đăng ký tờ khai, doanh nghiệp chưa bị xử lý về hành vi buôn lậu hoặc hành vi gian lận trốn thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu; Hoặc doanh nghiệp có vi phạm hành chính nhưng chưa tới mục xử lý hành chính 05 lần liên tục trong một năm. Như vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu đưa vào luồng này thuộc các doanh nghiệp ít có động cơ và khả năng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Các doanh nghiệp này sẽ được hưởng hai ưu tiên lớn là thủ tục kiểm tra đơn giản, tỷ lệ kiểm tra thấp hơn và hàng hoá được giải phóng ngay sau khi kiểm tra xong, không phải chờ tính thuế.

+Luồng vàng: Được áp dụng cho lô hàng có thuế xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp thường hay vi phạm pháp lệnh Hải quan, đồng thời sẽ kiểm tra với tỷ lệ cao hơn hoặc kiểm tra toàn bộ, tính và thông báo thuế xong mới được giải phóng hàng, đảm bảo giải phóng hàng không quá 08 giờ đồng hồ.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chưa bị xử lý về hành vi luôn lậu trong thời gian 01 năm tính đến tháng đăng ký tờ khai, hoặc chưa bị xử lý hàng vi về hành vi gian lận trốn thuế nhưng chưa tới mức bị xử lý theo luật thuế nhập khẩu; hoặc xử lý hành chính chưa quá 05 lần trong vòng một năm. Mặt hàng được xét đi qua "luồng vàng" gồm các mặt hàng xuất khẩu theo danh mục quản lý chuyên ngành, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản xuất khẩu, hàng nhập khẩu có thuế.

+ Luồng đỏ: Được áp dụng cho những lô hàng xuất nhập khẩu có giấy tờ phức tạp, các doanh nghiệp đã nhiều lần vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phải hoàn tất mọi thủ tục mới được giải phóng hàng. Doanh nghiệp đã từng bị xử lý về hành vi buôn lậu hoặc bị xử lý về hành vi trốn thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu. Mặt hàng đi qua

"luồng đỏ" gồm hàng hoá xuất nhập khẩu chưa rõ chính sách mặt hàng, hàng khó xác định mã hàng, chất lượng, xuất xứ.

Việc phân luồng hồ sơ đã giúp cho công tác giám sát, quản lý, phân loại đối tượng làm thủ tục, nhanh chóng giải quyết những lô hãng, hàng gia công, hàng đầu tư liên doanh, hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu... Tránh được ùn tắc, đồng thời có điều kiện tập trung lực lượng giám sát và làm thủ tục Hải quan đối với những lô hàng trọng điểm.

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 33 - 35)