Kiểm tra, giám sát thanh khoản hợp đồng gia công

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 46 - 48)

L N HÃ ĐẠO CỤC

2.4.3.Kiểm tra, giám sát thanh khoản hợp đồng gia công

1995 (USD) 1996 (USD) 1997 (USD) 1998 (VND) 1999 (VND)

2.4.3.Kiểm tra, giám sát thanh khoản hợp đồng gia công

Thanh khoản hợp đồng gia công là công đoạn kết thúc của một hợp đồng gia công được tiến hành giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Căn cứ vào số lượng và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu nhập khẩu, số thành phẩm thực tế đã xuất khẩu khi hợp đồng kết thúc, cơ quan Hải quan tiến hành thanh khoản hợp đồng.

Việc thanh khoản hợp đồng gia công xuất nhập khẩu là biện pháp quản lý chặt chẽ của cơ quan Hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu. Có thanh khoản hợp đồng kịp thời thì cơ quan Hải quan mới biết được số nguyên liệu nhập khẩu có phục vụ đúng mục đích gia công hay không? Số sản phẩm xuất khẩu có tương ứng với số nguyên phụ liệu nhập khẩu hay không? Đồng thời không để nguyên phụ liệu và sản phẩm thuộc hàng gia công xuất khẩu tuồn vào nội địa.

Như phần trên đã trình bày, việc chậm trễ trong thanh khoản hợp đồng dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng: thứ nhất, vì được miễn thuế các doanh nghiệp có thể lợi dụng nhập nguyên phụ liệu vào Việt Nam nhưng lại không sản xuất hàng gia công cho nước ngoài hoặc xuất sản phẩm đi rất ít, còn lại bán ở thị trường nội địa. Thứ hai, doanh nghiệp có thể nhập nguyên phụ liệu cao cấp của nước ngoài, nhưng lại đem bán ở thị trường nội địa (dùng sai mục đích) rồi mua nguyên phụ liệu trong nước để gia công xuất khẩu. Những việc làm trên nhằm trốn thuế nhập khẩu, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, vi phạm chính sách quản lý Nhà nước trong hoạt động gia công xuất khẩu.

Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30/08/1993 của Bộ Tài Chính và điều 13 trong Quy chế quản lý hàng gia công xuất khẩu ban hành theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 08/04/1995 quy định: Trong vòng 45 ngày kể từ khi hợp

đồng hết hiệu lực, chủ hàng phải thực hiện xong việc thanh khoản, nếu quá thời hạn mà chưa thanh khoản thì Hải quan được phép ngừng làm thủ tục xuất nhập khẩu những lô hàng tiếp theo và truy thu thuế xuất nhập khẩu.

Song thực tế, hơn 300 hợp đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã hết hạn gấp nhiều lần thời gian cho phép là 45 ngày nhưng Hải quan Hà Nội không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế trên. bởi vì vào thời điểm bỏ giấy phép xuất nhập khẩu theo Nghị định 89/CP ban hành ngày 15/12/1995 có hiệu lực từ 01/02/1996 của Chính Phủ, một trong những nguyên nhân gây ùn tắc hàng gia công xuất nhập khẩu là do các doanh nghiệp không thanh khoản hợp đồng gia công đã thực hiện từ các năm trước bị Hải quan cưỡng chế. Để giải trả sự ách tắc này và tạo công ăn việc làm cho người lao động, TCHQ đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không thực hiện cưỡng chế nữa. Vì thế trong năm 1996, Hải quan Hà Nội chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp chưa thanh khoản hợp đồng gia công kịp thời. Đây là một trong những lúng túng của công tác quản lý hàng gia công.

Một khó khăn nữa trong công tác thanh khoản hợp đồng gai công các năm qua là ngoài điều 13 trong quy chế hàng gia công xuất nhập khẩu ban hành theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 08/04/1995 thì TCHQ không có văn bản nào hướng dẫn về quy trình thanh khoản hợp đồng cụ thể, khiến cho việc áp dụng vào thực tế thiếu thống nhất. Hải quan Hà Nội đã khắc phục những khó khăn này bằng cách tự xây dựng quy trình thanh khoản hợp đồng để hướng dẫn doanh nghiệp, gồm các bước như: tổng hợp nguyên phụ liệu nhập, tổng hợp sản phẩm sản xuất, tổng hợp cân đối chung, đồng thời hướng dẫn cán bộ Hải quan chuẩn bị tiếp nhận hồ sơ thanh khoản và tiến hành kiểm tra đối chiếu.

Nghị định 57/1998/NĐ-CP ra ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương Mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài đã khai thông được những vướng mắc trong quản lý hàng gia công, đặc biệt là trong công tác thanh khoản hợp đồng, tạo điều kiện cho quản lý hàng gia công hiện nay. Nếu như trước đây, việc thanh khoản hợp đồng dựa trên cơ sở những mẫu biểu thống kê cụ thể về nguyên phụ liệu vật tư nhập khẩu, sản phẩm gia công xuất khẩu, định mức sử dụng và tỉ lệ trên hao nguyên phụ liệu. Thời hạn thanh khoản hợp đồng được kéo dài từ 45 ngày trước kia thành 90 ngày (3 tháng). Về quy trình thanh khoản hợp đồng gia công, TCHQ đã ban hành Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày

29/08/1998, trong đó có hướng dẫn rõ thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công, làm cơ sở thống nhất về nghiệp vụ cho các đơn vị Hải quan.

Có hiệu lực từ ngày 30/08/1998 Nghị định 57/CP đã được Cục Hải quan Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định mới. Tính đến ngày 31/03/2000, đã có 51 hợp đồng thanh khoản, 34 hợp đồng hết hiệu lực đang nằm trong thời hạn thanh khoản, đang được đôn đốc và tiến hành thanh khoản theo quy định và còn 47 hợp đồng đã qua thời hạn thanh khoản từ 1 tháng đến 10 tháng những doanh nghiệp chưa lập bảng quyết toán thanh khoản, Hải quan Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đôn đốc thông báo và ấn định thời gian để thanh khoản dứt điểm số hợp đồng này.

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 46 - 48)