L N HÃ ĐẠO CỤC
1995 (USD) 1996 (USD) 1997 (USD) 1998 (VND) 1999 (VND)
2.3.1. Hàng chuyển tiếp
+ Chuyển tiếp hàng về địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu là một thông lệ quốc tế mà Hải quan nhiều nước đang thực hiện. Đưa hàng về kho riêng không những thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn cho cả Hải quan:
- Doanh nghiệp đưa hàng vào ngay kho của mình tránh chi phí bốc dỡ nhiều lần gây đổ vỡ, hỏng hóc hàng hoá, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
- Hải quan tránh ứ đọng hàng tại cảng, kiểm tra được tỷ mỷ, chi tiết hàng hoá.
Việc vận chuyển hàng hoá được phép chuyển tiếp về Hải quan tỉnh, thành phố ngoài địa phương có cửa khẩu nhập phải thực hiện theo phương thức Container, thùng kiện hàng có niêm phong Hải quan hoặc có nhân viên Hải quan áp tải.
Trên địa bàn Hà Nội, loại hình gia công, đầu tư liên doanh. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hoá làm thủ tục Hải quan - Một vài con số sau sẽ chứng minh điều đó.
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng kim ngạch hàng hoá XNK 593 1.317,71.654 1.516 1.407 Trị giá hàng gia công, đầu tư liên doanh,
nguyên vật liệu SX hàng XK
386 653 735 614 709
Chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch (%) 65,1 49,5 44,4 40,5 50,4
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của cục Hải quan TP. Hà Nội các năm 1995 - 1999)
Hàng gia công, đầu tư liên doanh được phép đưa về kho riêng được thành lập trước đây để kiểm hoá, mà loại hình này chiếm tỷ trọng lớn, có ý
nghĩa quan trọng, do vậy ta sẽ xem xét kỹ công tác kiểm tra, giám sát việc chuyển tiếp hàng hoá thuộc loại hình này.
+ Hàng gia công, hàng đầu tư liên doanh nếu doanh nghiệp mở tờ khai tại Hải quan Hà Nội, Hải quan Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ của bộ hồ sơ hàng chuyển tiếp là gia công, hàng đầu tư kiên doanh. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm các quy định của TCHQ về niêm phong Hải quan và làm thay đổi, biến dạng tình trạng bao bì hàng hoá, nội dung hàng hoá trên đường vận chuyển từ cửa khẩu về nơi quy định là thủ tục Hải quan tại cục Hải quan các tỉnh, thành phố có hàng chuyển tiếp.
+ Hải quan cửa khẩu sau khi kiểm tra tình trạng bên các kiện, container hàng (Seal chì, ký hiệu, số hiệu...) nếu vẫn còn nguyên dạng như trước và sau khi hàng nhập vào kho của cơ quan vận chuyển, đồng thời không có cơ sở để xác định hàng lậu, hàng cấm thì Hải quan cửa khẩu sử dụng Seal Container để niêm phong Hải quan, lập phiếu chuyển tiếp và làm các thủ tục theo quy định, giao cho chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển (không yêu cầu Hải quan áp tải) ký nhận với Hải quan cửa khẩu và đưa hàng về nhà máy, xí nghiệp, công trình để cho Hải quan nơi này tiến hành làm thủ tục Hải quan theo đúng các quy định hiện hành (kiểm tra tình trạng bên ngoài của kiện, container hàng hoá,số Seal Hải quan và số Seal của cơ quan vận chuyển; số lượng kiện, container và trọng lượng hàng hoá theo phiếu chuyển tiếp bộ hồ sơ, tổ chức giám sát cho hàng hoá vào nơi quy định, kiểm tra, kiểm hoá, tính, thu thuế... theo đúng quy trình thủ tục hiện hành).
+ Trước khi hàng chuyển tiếp ra khỏi khu vực cửa khẩu, nếu nghi ngờ có hàng lậu, hàng cấm thì áp tải về cục Hải quan tỉnh, thành phố có hàng chuyển tiếp kiểm tra làm rõ.
Việc chuyển tiếp hàng hoá xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và các chi phí, tránh tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu cũng như ở cảng. Tuy vậy số vụ vi phạm, gian lận thương mại qua hàng chuyển tiếp là lớn và khó phát hiện. Việc thành lập, giám sát các địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu và chuyển tiếp hàng từ các cửa khẩu về các kho riêng của từng doanh nghiệp để làm thủ tục Hải quan còn nhiều trở ngại. Đơn cử như việc làm thủ tục Hải quan tại kho riêng thường chỉ có 02 cán bộ Hải quan kiểm tra với chủ hàng, số cán bộ này không có người quản lý theo dõi trực tiếp, hơn nữa kiểm tra hàng hoá tại kho riêng lại không theo một
quy luật nào, mà chủ yếu là phụ thuộc vào khi có hàng xuất nhập khẩu nên cán bộ rất dễ bị chủ hàng mua chuộc để thông đồng tiếp tay cho gian lận thương mại. Theo quy định, hàng xuất khẩu được phép chuyển tiếp phải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, về đúng địa điểm đã được cập giấy phép công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu. Thực tế, trong các lô hàng chuyển tiếp về kho riêng của doanh nghiệp, khả năng có lô hàng không được đưa về đúng địa điểm, thời gian như đã thông báo Hải quan mà chủ hàng có thể cùng với cán bộ Hải quan áp tải hàng giải phóng hàng ngay trên đường để tẩu tán hàng lậu khi có cơ hội.