L N HÃ ĐẠO CỤC
3. YÊU CẦU VÀ CƠ SỞ CHO VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN HIỆN NAY VÀ THỜI GIAN TỚI.
SÁT HẢI QUAN HIỆN NAY VÀ THỜI GIAN TỚI.
3.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát Hải quan là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay . trong giai đoạn hiện nay .
Trong những năm qua trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần diễn ra sôi động, có tốc độ tăng trưởng cao. Kiểm tra giám sát Hải quan là một nghiệp vụ trong quy trình thủ tục Hải quan, giữ vị trí trọng yếu trong công tác quản lý Nhà nước về Hải quan. Kiểm tra, giám sát Hải quan chặt chẽ đảm bảo cho chống gian lận thương mại đạt kết quả, là cơ sở cho thực hiện nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi làm thủ tục Hải quan.
Sự tăng nhanh cả về số lượng và trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp dưới các loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu khác nhau đặt ra khối lượng công việc ngày càng nặng nề cho công tác làm thủ tục Hải quan, ngành Hải quan không thể đáp ứng nổi lượng công việc đó, từ đó gây ách tắc về thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, với những điều kiện đã có hiện nay của ngành, với phương hướng đặt ra của Cục Hải quan cho công tác kiểm tra, giám sát như trên đã nêu thì luôn cần tăng cường công tác này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.2. Nguyên tắc tăng cường kiểm tra, giám sát Hải quan.
Việc tăng cường kiểm tra, giám sát Hải quan là vô cùng cần thiết song cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát Hải quan phải đảm bảo được 100% hàng hoá làm thủ tục Hải quan được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng pháp luật. Để làm được vậy, không có nghĩa lực lượng Hải quan cũng phải tăng tương ứng với tăng lượng hàng hoá mà cần tổ chức, bố trí lực lượng hợp lý có trọng điểm ; kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo giữa kiểm tra, giám sát trực tiếp bởi cán bộ nhân viên Hải quan với các công cụ phương tiện hỗ trợ và các quy định ràng buộc trách nhiệm giữa người làm thủ tục và cơ quan Hải quan.
+ Đảm bảo sự thông thoáng về thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng không gây phiền hà mất thời gian cho các doanh nghiệp. Với một khối lượng hàng hoá lớn, Hải quan không bao giờ có thể kiểm tra toàn bộ chỉ để tìm ra một số ít hàng hoá có vi phạm để rôì gây phiền hà cho đa số chủ hàng chân chính, đồng thời cũng dễ nảy sinh tiêu cực giữa chủ hàng và nhân viên Hải quan. Để đạt được yêu cầu thông thoáng, phải có sự cải cách về thủ tục qui trình biện pháp kiểm tra, giám sát, trong đó việc phân loại đối tượng để áp dụng phương pháp và tỉ lệ kiểm tra và hình thức giám sát hợp lý có vị trí quan trọng.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hải quan phải trong sự hỗ trợ và tăng cường các nghiệp vụ khác của quản lý Nhà nước về Hải quan. Kiểm tra, giám sát tạo thuận lợi cho công tác thu thuế đúng , thu đủ, thu kịp thời, công tác xử lý vi phạm đúng người đúng tội và nghiêm minh. Phải tổ chức kiểm tra, giám sát tốt ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải phóng hàng hoá. Việc đánh giá hiệu quả của công tác , giám sát Hải quan là rất khó, nó không đơn thuần là số lượng hàng hoá đã thực sự được kiểm tra, giám sát đúng qui định; kiểm tra, giám sát sẽ đạt hiệu quả cao nếu với một lượng nhỏ hàng hoá được kiểm tra nhưng đảm bảo khả năng phát hiện cao các vi phạm trong đó. Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát hải quan có thể được biểu hiện thông qua hiệu quả kinh tế xã hội mà nó đem lại; hạn chế và chống được các vi phạm trong khai báo chống nạn buôn lậu và gian lận thương mại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhờ sự thông thoáng thủ tục Hải quan, đó là thành công của công tác kiểm tra, giám sát Hải quan.
3.3. Cơ sở pháp lý cho việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan trong giai đoạn tới. quan trong giai đoạn tới.
Ngành Hải quan hiện nay đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 38/CP của Chính phủ ban hành 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính, trong đó tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát Hải quan cũng là một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện tốt công cuộc này. Mục tiêu của ngành Hải quan đặt ra cho công cuộc cải cách là tạo thông thoáng, thuận tiện, nhanh chóng, văn minh, lịch sự đối với kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, theo đúng pháp luật, chính sách giữ vững kỷ cương phép nước về Hải quan, chống quan liêu cửa quyền, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực nội bộ, gắn với cuộc đấu tranh chống tham nhũng chống buôn lậu, xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cơ sở cho tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan những năm tới là các quy định, qui trình, thủ tục được thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát Hải quan.
Các qui chế, qui trình nghiệp vụ quản lý giám sát Hải quan đối với các loại hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng gia công chuyển tiếp làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu, về kiểm hoá, tái kiểm hoá, kiểm tra, thanh tra... được xây dựng theo hướng đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá.
Việc phân luồng hàng hoá được triển khai cùng với qui trình làm thủ tục hải quan với mỗi loại hình hàng hoá được áp dụng, triển khai thống nhất đã tạo nhiều thuận lợi cho kiểm tra, giám sát hải quan được chặt chẽ.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 đã tạo một bước thông thoáng mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam, đồng thời là cơ sở cho phép Hải quan quản lý thống nhất với loại hình gia công xuất khẩu, một loại hình xuất nhập khẩu cần có sự quản lý chặt chẽ của Hải quan. Tổng Cục Hải quan đã có thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29/8/1998 hứơng dẫn 57/CP, thống nhất các bước qui trình quản lý hàng gia công, đặc biệt có qui trình thanh khoản hợp đồng gia công mà trước đó chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn gây sự tuỳ tiện trước đây trong việc thực hiện thanh khoản hợp đồng.
Đặc biệt, một văn bản pháp lý quan trọng mới được ban hành đó là Nghị định số 16/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/3/1999 qui định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí Hải quan thay thế cho Nghị định số 171/HĐBT ngày 27/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định 16/CP là sự hoàn chỉnh các khái niệm, thuật ngữ, thống nhất việc sử dụng trong các văn bản pháp luật sau này, cùng với đó là các qui trình thủ
tục hải quan cho các loại hình xuất nhập khẩu phù hợp trong tình hình hiện nay.
3.4. Những thuận lợi, khó khăn của Hải quan Hà Nội trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới. cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Với trọng trách là một Cục Hải quan đầu ngành, Cục Hải quan Hà Nội trong những năm tới luôn phấn đấu xây dựng lực lượng vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn chuyển giao của thiên niên kỷ, Cục Hải quan đang và sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:
* Về thuận lợi:
- Trong thời gian tới, Cục đưa công tác kiểm tra, giám sát vào trọng điểm, luôn kiểm tra sát sao công tác này cũng như tổ chức cho anh em cán bộ tiếp cận với trình độ quản lý của ngành Hải quan quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chiến sỹ học hỏi các kinh nghiệm trong công tác này.
- Cục cũng đề xuất với Tổng Cục tổ chức thực hiện chủ trương văn bản mới; giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát đồng thời Cục cũng tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp và sự hỗ trợ, kết hợp của các bộ ngành có liên quan.
- Về trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác Hải quan thì Hải quan Hà Nội cũng được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại hơn so với nhiều Hải quan tỉnh thành khác.
- Các cán bộ, chiến sỹ làm công tác kiểm tra, giám sát có trình độ và chuyên môn vững vàng và những kinh nghiệm tích luỹ trong tổ chức kiểm tra, giám sát là vốn quí cho tăng cường công tác các năm tới.
* Về khó khăn:
- Bước vào giai đoạn tới, khi mà Việt Nam từng bước hội nhập AFTA cũng như WTO thì khó khăn của ngành Hải quan nói chung là xác định thuế suất xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng và áp dụng chế độ chính sách thích hợp cho việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Địa bàn quản lý trải rộng không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn với các tỉnh lân cận.
- Lượng hàng hoá tiến hành làm thủ tục hải quan lớn dưới nhiều hình thức đặc biệt là hàng hoá gia công xuất nhập khẩu, hàng đầu tư liên doanh, hàng chuyển tiếp... chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch hàng hoá làm thủ tục, các hàng hoá này đòi hỏi việc giám sát quản lý chắt chẽ bởi khả năng gian lận thương mại của các loại hình này là cao, Hải quan Hà Nội cũng tiến hành làm thủ tục Hải quan cho một lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch ở dạng quà biếu, hành lý của các đối tượng ngoại giao... việc kiểm tra hàng hoá này vẫn phải chặt chẽ nhưng văn minh lịch sự.
- Trong công tác còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi chính sách, các quyết định xử lý còn kém hiệu lực do còn nhiều văn bản chồng chéo, không còn phù hợp thiếu nhiều văn bản cho phối hợp công tác liên ngành.
- Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả đất nước do đó có nhiều luồng hàng độc hại, nguy hiểm qua đây, chúng được che dấu một cách tinh vi dưới nhiều hình thức hòng qua sự kiểm tra của các cơ quan Haỉ quan. Do vậy nhiệm vụ phát hiện những vi phạm loại này là rất nặng nề nhưng có ý nghĩa lớn góp phần baỏ vệ an ninh chủ quyền quốc gia.