L N HÃ ĐẠO CỤC
1995 (USD) 1996 (USD) 1997 (USD) 1998 (VND) 1999 (VND)
2.4.2. Kiểm tra, giám sát định mức nguyên phụ liệu làm hàng gia công
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu là quy định được thống nhất giữa doanh nghiệp nước ngoài (bên thuê gia công) và doanh nghiệp Việt Nam (bên nhận gia công) về mẫu mã, quy cách, chủng loại, kích cỡ, nguyên phụ liệu phụ kiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Còn đối với Hải quan, đây là cơ sở để tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công khi hợp đồng đã thực hiện xong.
Cơ quan Hải quan căn cứ vào định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm, căn cứ vào tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu để tính số sản phẩm xuất khẩu, nguyên sản phẩm gia công hư hỏng, thừa thiếu. Căn cứ vào bảng định mức, cơ quan Hải quan sẽ giám sát, quản lý được doanh nghiệp gia công hàng xuất nhập khẩu có xuất khẩu số lượng tương ứng với số nguyên vật liệu đã nhập khẩu hay không.
Khi đăng ký làm thủ tục Hải quan đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công, doanh nghiệp gia công phải trình tờ cơ quan Hải quan bản hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng đã được Bộ thương mại duyệt, trong đó có mẫu mã và bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.
Sở dĩ phải quản lý chặt chẽ định mức gia công vì theo luật thuế xuất nhập khẩu thì nguyên phụ liệu gia công được miễn thuế nhập khẩu. Bởi vậy, trong thực tế, một số doanh nghiệp đã lợi dụng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu gia công hòng gian lận thương mại. Thứ nhất, doanh nghiệp thông đồng với chủ hàng khai tăng định mức so với thực tế, nhập thừa nguyên phụ liệu để đem tiêu thụ trong nước nhằm trốn thuế nhập khẩu. Thứ hai, nếu mẫu mã mà nguyên phụ liệu của hàng gia công không được quản lý chặt chẽ, các doanh nghiệp sẽ nhập nguyên phụ liệu của nước ngoài nhưng bán ra thị trường nội địa và mua nguyên phụ liệu trong nước để làm hàng gia công xuất khẩu.
Như vậy, định là vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu hiện nay. Có kiểm tra giám sát chặt chẽ vấn đề định mức thì cơ quan Hải quan mới quản lý được hoạt động hàng gia công xuất khẩu, mới theo dõi được các doanh nghiệp có chấp hành tốt pháp luật hay không, đồng thời từ đó có thể đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Trước khi bỏ giấy phép chuyến nhập khẩu theo Nghị Định 89/CP của Chính phủ ngày 15/12/1995, Bộ thương mại xét duyệt hợp đồng gia công và duyệt định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, Hải quan chỉ dựa vào giấy phép do Bộ thương mại duyệt để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Từ sau khi có nghị định 89/CP và theo thông tư 07/TM-TCHQ của liên bộ Thương mại - TCHQ ngày 13/04/1996 thì giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong hợp đồng gia công trình Bộ TM. Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra lại định mức do doanh nghiệp xuất trình đối với những mặt hàng có thể kiểm tra lại định mức được ( hàng may, hàng dệt...) hoặc có căn cứ không chấp nhận định mức của hợp đồng ( điều 10 quy chế về quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu ban hành theo quyết định số 126/TCHQ - QĐ ngày 08/04/1995 của Tổng cục Hải quan). Theo đó thực chất Bộ thương mại chỉ duyệt định mức một cách chung chung về số lượng, chủng loại, quy cách nguyên phụ liệu nhập khẩu, việc kiểm tra cụ thể được giao cho ngành Hải quan trên cơ sở định mức do doanh nghiệp đưa ra khi tiến hành xuất nhập khẩu. Như vậy, tuy đã có các cải
cách trong quản lý hàng gia công nhưng các doanh nghiệp gia công xuất khẩu vẫn phải chịu sự quản lý của hai cơ quan, Bộ TM cấp giấy phép và còn Hải quan tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, trong đó hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài được tạo thuận lợi, thông thoáng hơn rất nhiều. Đối tượng làm hàng gia công được mở rộng gồm thương nhân Việt Nam thuộc tất cả các thành phần kinh tế từ doanh nghiệp, tổ hợp, gia đình và không hạn chế về số lượng, chủng loại hàng gia công. Thủ tục đối với hoạt động này cũng được cải tiến theo hướng bỏ chế định phê duyệt hợp đồng tại Bộ thương mại, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng gia công dựa trên hợp đồng hai bên đã ký kết, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong hoạt động gia công xuất khẩu đã được nâng cao hơn so với trước.
Điều đó đặt ra cho công tác Hải quan là vai trò quản lý sẽ tăng lên rất nhiều. Mặc dù Bộ thương mại không phê duyệt hợp đồng gia công như trước đây, sau khi đến làm thủ tục Hải quan, doanh nghiệp vẫn phải xuất trình hợp đồng để cơ quan Hải quan đối chiếu xem xét và có cơ sở theo dõi quản lý toàn bộ hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu, xuất khẩu thành phẩm và thanh khoản sau này.
Cùng theo Nghị định trên, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ tiêu hao, việc nhập khẩu máy móc thiết bị, thanh khoản hợp đồng... Cơ quan Hải quan chỉ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và thanh khoản hợp đồng trên cơ sở định mức do doanh nghiệp xuất trình.
Qua thực tế, việc cho phép doanh nghiệp tự xác định định mức là hợp lý, giải quyết tình trạng cán bộ Hải quan phải trực tiếp đo từng mét vải để kiểm tra định mức, các doanh nghiệp không phải mất thời gian xuất trình định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm mà mỗi hợp đồng gia công thường có nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau. Nhưng qua công tác của cục Hải quan Hà Nội trong những năm qua cho thấy hầu hết định mức hàng may mặc của doanh nghiệp đưa lên, khi Hải quan Hà Nội kiểm tra đều cao hơn so với thực tế, đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp gia công may mặc cho nước ngoài. Bên cạnh đó việc tiến hành kiểm tra định mức của Hải
quan Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ Hải quan không được hướng dẫn cụ thể phương pháp làm việc, những vấn đề liên quan đến định mức, kỹ thuật kiểm tra cơ bản, những thông tin về sản phẩm gia công. Việc áp dụng kiểm tra định mức đối với hàng gia công may mặc đều do cán bộ Hải quan tự mày mò nghiên cứu học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế. Hiện nay Hải quan Hà Nội mới chỉ xây dựng được phương pháp kiểm tra định mức đối với hàng gia công may mặc, còn các loại hàng gia công xuất nhập khẩu khác như da giầy, điện tử, vẫn chưa kiểm tra được. ở những ngành hàng này, hầu hết Hải quan phải chấp nhận định mức do doanh nghiệp đưa ra.