ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN.

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 79 - 82)

L N HÃ ĐẠO CỤC

5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN.

5.1. Đối với Chính phủ:

Để ngành Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cần kiểm tra lại quy định của một số Bộ, ngành liên quan (Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ khoa học và công nghệ, môi trường...) không còn phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, gây ách tắc cho quá trình làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu.

Đề nghị Chính phủ thường xuyên cử đoàn kiểm tra, xác định các mặt của công tác hải quan, báo cáo Thủ tướng chính phủ một cách trung thực, khách quan để Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới.

Chính phủ và ban cán sự Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Hải quan trong giai đoạn mới.

Với vai trò ngày càng quan trọng của ngành hải quan trong việc gác cửa nền kinh tế đất nước về mặt đối ngoại nhằm bảo vệ và phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Chính phủ cần có chủ trương củng cố và phát triển Hải quan mạnh hơn về chất lượng và đủ số lượng để ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

5.2. Đối với ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Nội nói riêng: riêng:

Để thực hiện tốt giải pháp đề ra cho công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay, một mặt phải luôn dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách xuất nhập khẩu. Mặt khác phải luôn bám sát tình

hình thực tế diễn ra và thực trạng quản lý cụ thể để từ đó mà có thể áp dụng cho phù hợp với tình hình quản lý đặt ra.

Riêng đối với Cục Hải quan Hà Nội, Cục cần xem xét giải pháp nào có tính khả thi trong điều kiện vốn có của mình để áp dụng. Với sự hướng dẫn của Cục và sự quyết tâm của các phòng ban tập thể thì các công tác trên đặc biệt là công tác giám sát quản lý sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

5.3. Đối với cá nhân của các cán bộ chiến sỹ Hải quan:

Trên các giải pháp đã nêu, giải pháp con người là giải pháp quan trọng nhất. Ngoài sự quan tâm của lãnh đạo Tổng Cục, Cục thì đối với mỗi cá nhân cán bộ chiến sỹ để thực hiện được giải pháp này cần tự trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp của bản thân mình, phải xác định rằng công việc học tập này không phải do sự cưỡng ép của ngành mà đây là công việc lâu dài đem lại lợi ích cho cả một nền kinh tế quốc gia. Khi mà mỗi cá nhân đều trở thành người chiến sỹ tốt thì ngành Hải quan sẽ lấy lại được uy tín cuả các doanh nghiệp trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

KẾT LUẬN:

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều gia nhập các khu vực tự do thương mại, hội nhập đã trở thành "trào lưu" mà các quốc gia không thể cưỡng lại được. Song việc quản lý thương mại quốc tế như thế nào cho tốt đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một ngành Hải Quan vững mạnh.

Đối với Việt Nam, ngành Hải quan có nhiều biến chuyển tiến bộ trong những năm gần đây đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát Hải quan được quan tâm sát sao và trở thành một lực lượng tiêu biểu trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước. Cục Hải quan Hà Nội được phân công chức năng quản lý Hải quan trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong công tác của mình, Cục Hải quan Hà Nội đã đặt nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan lên hàng đầu. Việc hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát Hải quan nhất là trong giai đoạn cải cách thủ tục hiện nay đã, đang và sẽ được Cục Hải quan cố gắng xây dựng cho xứng đáng với nhiệm vụ Nhà nước giao cho.

Từ những phân tích tình hình kiểm tra, giám sát hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội từ những năm 1995 trở lại đây, tôi đã hoàn thành luận văn " Tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội".

Trong khuôn khổ đề tài, tôi đã cố gắng vận dụng lý luận thực tiễn, kế thừa một số đánh giá của các bài viết có liên quan nhằm làm rõ và đề xuất quan điểm của mình dưới khía cạnh cơ bản nhất.

Tuy nhiên xung quanh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hải quan còn rất nhiều vấn đề liên quan cần quan tâm, do phạm vi đề tài và khả năng hạn chế, tôi chưa có điều kiện nghiên cứu. Cụ thể như:

- Việc quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá (C/O), kiểm tra hàng ở kho ngoại quan. - Việc đi sâu vào hoạt động của từng đơn vị trong Cục.

- So sánh các văn bản pháp luật có liên quan. - ...

Dưới khía cạnh tổng thể, với luận văn này, phạm vi nghiên cứu của tôi còn rất hạn hẹp. Vì thế, những vấn đề trên đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu thoả đáng dưới nhiều góc độ thì việc đưa ra giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra giám sát hải quan hoạt động xuất nhập khẩu mới thực sự toàn diện, sát thực và khả thi.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn trong suốt quá trình làm đề tài, cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú phòng Giám sát- Quản lý- Cục Hải quan thành phố Hà Nội thời gian tôi thực tập đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w