1.3.1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp sản xuất ra cần tính tổng giá thành và hạ giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, loại hình doanh nghiệp, yêu cầu và trình độ quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Do đó, xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xây lắp và sản phẩm xây lắp cũng như đặc điểm tổ chức quản lý, đối tượng tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đó có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc các giai đoạn công việc có dự toán riêng đã hoàn thành.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã chọn. Tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành được chọn, nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau. Nó phụ thuộc vào thời điểm công trình bàn giao hoặc đơn đặt hàng hoàn thành hay theo giai đoạn công việc hoàn thành. Thông thường trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán, tức là quý hoặc năm.
1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp, định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay còn dở dang. Sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công việc xây lắp trong kỳ chưa được bên đầu tư chấp nhận nghiệm thu và thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất đã phát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa rất lớn trong việc tính giá thành sản phẩm, là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý, khách quan, chính xác của giá thành xây lắp trong kỳ.
Việc xác định sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được thực hiện bằng phương pháp kiểm kê cuối kỳ và phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.
- Nếu thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí thực tế từ khi khởi công đến thời điểm đó.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo từng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật theo quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.
Hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong các phương pháp sau:
* Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất thực tế phát sinh
Phương pháp này được áp dụng để đánh giá sản phẩm dở dang trong trường hợp chủ đầu tư và bên nhận thầu quy định thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ. Khi này chi phí sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo. Nếu công trình hoàn thành trong kỳ báo cáo thì không đánh giá sản phẩm dở dang.
* Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các sản phẩm dở dang có công tác lắp đặt máy móc thiết bị. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán nhưng việc xác định mức độ hoàn thành tương đương tương đối phức tạp, đặc biệt là những giai đoạn thi công bao gồm những khối lượng công việc cụ thể và chi tiết.
Chi phí thực tế Chi phí thực tế Giá trị sản phẩm xây lắp = dở dang cuối kỳ
khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
+
khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo sản lượng
x
Giá trị dự toán khối lượng xây
lắp dở dang cuối kỳ theo sản lượng tương đương tương đương
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá dự toán Giá trị
sản phẩm xây lắp = dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành
bàn giao trong kỳ
Chi phí thực tế khối lượng + xây lắp phát sinh trong kỳ
Giá trị dự toán khối + lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ x Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá đã được xác định. Các phương pháp thường được áp dụng là:
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì đặc điểm sản phẩm mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, phương pháp này có cách tính đơn giản, dễ thực hiện mà lại cung cấp số liệu về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo một cách kịp thời
Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành của công trình,
hạng mục công trình ấy. Trong trường hợp hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:
Giá thành thực tế Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản của khối lượng xây lắp = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
* Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp thi công những công trình lớn, phức tạp, quy trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn thi công khác nhau hoặc được thi công bởi nhiều đội sản xuất khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Theo phương pháp này, giá thành được tính như sau:
Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn – Dck
Trong đó:
Z: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
Dđk, Dck: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C1, C2,…, Cn: Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình. Phương pháp này tương đối dễ dàng và chính xác, yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí tập hợp trực tiếp, các chi phí gián tiếp được phân bổ theo tiêu thức nhất định.
* Phương pháp tính giá thành theo định mức
Việc tính giá thành theo phương pháp này là căn cứ vào các định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện sau:
- Tính giá thành định mức trên cở sở định mức và các đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Xác định chính xác các thay đổi định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Xác định các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra các chênh lệch đó.
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức
Phương pháp này có tác dụng kiểm tra tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện các khoản vượt chi định mức để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp náy áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng.
Đối tượng tính giá thành của phương pháp này là toàn bộ sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo mỗi đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong đơn nhiều hay ít, không kể trình độ phức tạp của việc sản xuất sản phẩm đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo mỗi đơn đặt hàng, kế toán mở một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản mục tính giá thành.
Trong hạch toán hàng ngày các chi phí trực tiếp phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Các chi phí gián tiếp, chi phí chung thường được tập hợp theo từng nơi phát sinh sau đó định kỳ được phân bổ vào giá thành của đơn đặt hàng có liên quan theo tiêu thức nhất định.
Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗi đơn đặt hàng hoàn thành. Việc định giá thành như vậy không định kỳ, kỳ tính giá thống nhất với chu kỳ sản xuất nhưng không thống nhất với kỳ báo cáo của kế toán.
Do khi đơn đặt hàng hoàn thành thì kế toán mới tính giá thành sản phẩm nên về mặt lý luận thì phương pháp này không cần đánh giá riêng sản phẩm đang làm dở.
Có 3 phương pháp đánh giá sản phẩm đã hoàn thành: - Căn cứ vào giá thành kế hoạch để tính giá
- Nếu trước kia doanh nghiệp đã xây lắp sản phẩm tương tự thì căn cứ theo giá thành thực tế của sản phẩm trước kia và tham khảo những sự thay đổi của điều kiện sản xuất hiện tại để đánh giá.
- Thống kê và đánh giá đúng mức phần đơn đặt hàng chưa kết thúc để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành này còn một số hạn chế sau:
+ Kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo. Trong bảng tính giá thành của sản phẩm không phản ánh riêng các chi phí sản xuất đã chi ra trong tháng trước, do đó giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ báo cáo hạch toán không thể phản ánh riêng kết quả của thời kỳ đó.
+ Phương pháp này tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó chi phí có thể biết được chỉ là toàn bộ giá thành thực tế của toàn đơn đặt hàng, như vậy khó cho việc phân tích nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.
* Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ, thông thường tỷ lệ phân bổ là:
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ điều chỉnh
sản phẩm = (hay dự toán) x (tỷ lệ phân bổ)
Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kết quả thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ các loại sản phẩm do cùng một quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã thực hiện. Cách tính:
+ Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1(hệ số giá thành sản phẩm bằng 1).
+ Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
+ Tính giá thành thực tế của một đơn vị sản phẩm đã quy đổi theo công thức:
Giá thành thực tế một sản phẩm
tiêu chuẩn
=
Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số
Giá thành thực tế sản phẩm cần tính = Giá thành thực tế sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số giá thành
1.4. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMXÂY LẮP TRONG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN XÂY LẮP TRONG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN
Để phản ánh và theo dõi kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nói chung và tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng doanh nghiệp xây lắp phải mở đầy đủ các sổ chi tiết và tổng hợp, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ sách kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ. Việc áp dụng hình thức
sổ nào tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý, điều kiện trang thiết bị vật chất và trình độ nghiệp vụ kế toán tại mỗi doanh nghiệp.
1.4.1. Hạch toán chi tiết
Sơ đồ 1.13. Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Các bảng phân bổ Chứng từ giảm chi phí
Bảng tổng hợp chi phí theo đối tượng sử dụng
Hoá đơn, chứng từ thanh toán 1.4.2. Hạch toán tổng hợp Ghi chú: Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627 : Ghi hàng ngày Sổ chi tiết TK 154 Thẻ tính giá thành : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra
* Hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1.14. Trình tự hạch toán chi phí theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chi phí, Bảng phân bổ Sổ chi tiết chi phí Nhật ký mua hàng Nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ cái TK 154,
621, 622, 623, 627 Bảng đối chiếusố phát sinh Bảngtổng hợp chi phí theo
yếu tố Báo cáo kế toán
623, 627 621,
* Hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.15. Trình tự hạch toán chi phí theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp, Bảng phân bổ Sổ chi tiết chi phí Chứng từ Bảng tính Bảng tổng hợp Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
ghi sổ giá thành chi phí theo yếu tố
Sổ cái TK 154, 621, 622, 623, 627
Bảng đối chiếu Báo cáo kế toán số phát sinh
* Hình thức Nhật ký chứng từ
Sơ đồ 1.16. Trình tự hạch toán chi phí theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và Bảng phân bổ Bảng kê số 65 Bảng kê số 56