Tác hại của giun đũa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa giun tóc giun móc mỏ ở cộng đồng người ê đê tại 02 xã tỉnh đắc lắc và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun. (Trang 40 - 43)

1.3.1.1. Tác hại gây ra do ấu trùng giun đũa

Trong giai đoạn chu du, ấu trùng giun đũa gây tổn thương những cơ quan, tổ chức mà ấu trùng đi qua, biểu hiện rõ ở phổi, gây hội chứng Loeffler. Tại phổi, ấu trùng gây tổn thương phế nang làm chảy máu, đồng thời gây viêm, dị ứng…biểu hiện lâm sàng là ho khan, đau ngực, xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng [157]. Ở Việt Nam, theo Đặng Văn Ấn, Đỗ Dương Thái, Phạm Trí Tuệ đã nghiên cứu hội chứng này bằng thực nghiệm trên người tự nguyện, cĩ nhận định sau [75]:

- Nếu nhiễm ấu trùng giun đũa, hội chứng nhất định sẽ xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10.

- Mức độ hội chứng phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, những người cĩ cơ địa dị ứng thì triệu chứng rầm rộ hơn.

- Thực nghiệm thấy: Thương tổn giống như phế quản phế viêm. Bạch cầu ái toan tăng từ 14-27% [75]. Bệnh nhân ho nhiều, khơng sốt, điện tâm đồ bình thường. Từ ngày 18 trở đi triệu chứng bắt đầu giảm và sau 22-28 ngày hội chứng mất hồn tồn [75]. Nguyên nhân của những tổn thương cũng thống nhất như các tài liệu cổ điển là do những tác động cơ học kích thích của ấu trùng giun đũa, mặt khác do tính chất gây độc và dị ứng [3].

1.3.1.2 Tác hại gây ra do giun trưởng thành

Giun đũa trưởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn chuyển hố và tác động cơ học gây nên những biến chứng ngoại khoa nguy hiểm. Nghiên cứu trên trẻ em nhiễm giun đũa, với số lượng trung bình 26 giun/em với chế độ ăn hàng ngày từ 35-50g protein, kết quả cho thấy: các em bị mất đi 4g protein/ngày. Trong những trường hợp nhiễm nhiều giun cịn gây rối loạn chuyển hố protein [2],[3],[59]. Trẻ em ở nhĩm nhiễm giun gây suy dinh dưỡng là 49%, ở nhĩm trẻ khơng bị nhiễm giun là 32% [2],[72]. Trên những trẻ nhiễm giun đũa sau khi tẩy giun cĩ cân nặng (theo tuổi) và chiều cao (theo tuổi) tăng khá rõ so với nhĩm khơng được điều trị là 0,93 kg và 0,65 cm [3],[59].

Tripathy và cộng sự nghiên cứu trên 12 trẻ em từ 5-10 tuổi bị nhiễm giun đũa, với số lượng trung bình 48 con/em, kết quả cho thấy: 7,2% nitrogen và 13,4% chất mỡ bị mất do giun, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Brown [3],[59].

Sivakumar và Reddy nghiên cứu trên 11 trẻ em thấy 6 em nhiễm giun đũa chỉ hấp thụ được 80% liều vitamin A được uống, 5 em khơng nhiễm giun hấp thụ được 99% lượng vitamin A. Sau khi tẩy giun cho các em, qua quá trình theo dõi cho thấy khả năng hấp thụ vitamin A tăng lên rõ rệt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tnumihardjo S.A và cộng sự. Để nghiên cứu khả năng chiếm vitamin A của giun đũa, Mahalanabis tiến hành nghiên cứu trên 28 người nhiễm giun đũa, thấy nồng độ vitamin A trong máu ở mức thấp hơn so với 10 người chứng (khơng nhiễm giun). Sau đĩ tẩy giun cho 14 người, theo dõi thấy nồng độ vitamin A trong máu tăng rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của Carrera và cộng sự cho thấy ở những người nhiễm giun đũa khả năng tiêu hố Lactose bị giảm sút [3],[59]. Nghiên cứu trên những trẻ nhiễm giun đũa, thấy tỷ lệ thiếu máu của những trẻ này là 12,3% - 19,4% [3],[59]. Kết quả nghiên cứu

trên ruột lợn bị nhiễm Ascaris suum dưới kính hiển vi điện tử cho thấy: Cĩ hiện tượng phì đại lớp cơ niêm mạc ruột non, hiện tượng sĩi mịn nhu mơ niêm mạc ruột, cĩ sự xâm nhập của tế bào mastocyte, tế bào bạch cầu ái toan và các tế bào đa sản cho các tổ chức tế bào ruột [3],[59].

-Các tổn thương khơng xảy ra trên tồn bộ bề mặt niêm mạc ruột, chỉ thấy từng vùng niêm mạc ruột thay đổi, hình thái cao, thấp, phì đại, đặc biệt xuất hiện các điểm như tổn thương niêm mạc ruột [3],[59].

- Tác động cơ học của giun đũa gây ra những biến chứng nguy hiểm thường do sự di chuyển của giun, hoặc do búi giun cuộn vào nhau gây tắc ruột. Sự di chuyển của giun do pH của ruột thay đổi, hoặc do thuốc làm giun bị kích thích, do người bị sốt cao, do ăn các chất kích thích (ớt, tỏi,…).

Hình 1.5. Hoại tử ruột do giun đũawww.portalesmedicos.com

Theo một số tác giả, hiện tượng di chuyển của giun do nhiều giun hơn là trong trường hợp chỉ cĩ một con giun hoặc cĩ nhiều loại giun [3]. Theo Phan Trinh “Vài suy nghĩ mới về bệnh lý nhiệt đới Việt Nam” cho thấy 100% giun đũa bị ngược dịng xảy ra ở người dân nơng thơn và người dân thành thị nghèo. Nguyên do thiếu thức ăn trong ống tiêu hĩa.

- Số di chuyển cĩ thể gây ra những biến chứng: giun chui ống mật, viêm ruột thừa, tắc ống tụy [59].

- Trong số 898 trẻ em cĩ biểu hiện ngoại khoa về gan mật: thì cĩ 75,2% giun chui ống mật, 1,2% gây viêm tuỵ. Tổng kết 435 ca tắc ruột tại bệnh viện Việt Đức thấy 5,97% do giun. Đa số trường hợp tắc ruột gặp ở trẻ em < 15 tuổi và cĩ 10,2% tắc ruột gây tử vong; 93,9% áp xe gan dưới 15 tuổi là do giun đũa (BV Việt Đức, 1959 - 1964); 9,7% cấp cứu về gan do giun đũa (BV Việt Đức, 1961 - 1963 trong 1088/1543 ca), 27% sỏi đường mật do giun (BV Việt Tiệp - Hải Phịng); 24,3% viêm ruột thừa do giun đũa [76].

- Trong một cuộc phẫu thuật ở ổ bụng gặp một giun đũa dài 15 cm nằm ở hố chậu phải [3].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa giun tóc giun móc mỏ ở cộng đồng người ê đê tại 02 xã tỉnh đắc lắc và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun. (Trang 40 - 43)