5. Kết cấu của đồ án
3.2.3.4.1. Quản trị khoản phải thu
Các khoản phải thu khách hàng có xu hớng giảm về tỷ trọng, tuy nhiên xét về giá trị thì khoản phải thu khách hàng đã tăng thêm 28,726,046,472 từ năm 2006 tới năm 2007. Đây là con số khá lớn. Để tránh bị chiếm dụng vốn, Biển Đông cần một chính sách tín dụng chặt chẽ hơn.
Một là, xây dựng chặt chẽ hơn chính sách tín dụng, từ tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, đến thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiệt khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, song cũng kéo theo các khoản phải thu cùng với chi phí đi kèm các khoản phải thu này và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi.
Đối với những khoản nợ khó đòi mà đối tác vay nợ cố tình kéo dài không trả, hoặc bị giảm khả năng chi trả, trong khi Biển Đông cần tiền gấp để chi trả cho các khoản nợ đến hạn, Công ty cần thực hiện biện pháp mềm dẻo thực hiện chiết khấu lớn hơn để khuyến khích họ trả nợ. Ví dụ, có thể chiết khấu 10% đối với khoản nợ 28,726,046,472 đồng. Việc đối tác đi vay đợc giảm tới 2,873 tỷ đồng sẽ khiến họ tích
khác, họ sẽ bị siết chặt hơn về điều khoản vì việc kéo dài khoản nợ.
Hai là, dùng biện pháp “Cây gậy và củ cà rốt”. Công ty sẽ tìm biện pháp để cầm trịch ngay từ khi vận chuyển hàng hoá. Một mặt, Công ty sẽ thực hiện chiết khấu cho các đối tác trả tiền sớm bằng cách giảm đơn giá vận tải, hoặc cho thêm một số chỗ trên tàu nhằm tăng khối lợng vận chuyển cho bạn hàng. Mặt khác, Công ty sẽ có biện pháp giữ hàng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho đối tác. Động thái này sẽ buộc họ phải trả đủ tiền để không bị lỡ đơn hàng với đối tác mà họ gửi hàng bán tới.