* Đặc điểm
Khấu hao TSCĐ là một trong những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh thuộc chi phí sản xuất chung. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp trích khấu hao hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của chi phí sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao tuyến tính, với tỷ lệ khấu hao phụ thuộc vào thời gian sử dụng của từng TSCĐ cụ thể.
Hàng tháng, căn cứ vào tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị tính khấu hao TSCĐ và lập bảng phân bổ khấu hao vào cuối tháng.
Phương pháp này căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và tỷ lệ khấu hao TSCĐ để tính ra mức khấu hao năm, quý hoặc tháng theo công thức sau:
* Tài khoản sử dụng
- TK 214: Hao mòn TSCĐ
+ TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình + TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính + TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
* Trình tự hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 08: Sơ đồ hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty
Mức khấu hao năm NG TSCĐ
Thời gian sử dụng =
Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao năm 12
=
TK 211 TK 214 TK 627
Mua ngoài TSCĐ Tính khấu hao vào CP SXC
Tính khấu hao vào CPBH và QLDN
Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty như sau: Sau khi tính toán mức khấu hao TSCĐ , căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 6274 - KH TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 6414 - KH TSCĐ tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 6424 - KH TSCĐ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214 - Tổng số khấu hao phải trích