- Người quản lý cấp giáp ranh:
Lượng lao động đã hao phí
5.1.1.2 Nội dung của công tác quản lý vật tư
- Tổ chức cung ứng vật tư trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết. - Xây dựng các định mức tiêu dùng vật tư tiến bộ.
- Tổ chức tiếp nhận vật tư và quản lý vật tư. - Tổ chức cấp phát vật tư kịp thời, chính xác
- Tổ chức thu gom vật tư thừa, ứ đọng, các phế liệu, phế phẩm… Phân loại các vật tư đó và có biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn hư hỏng.
Định mức vật tư chính là xác định lượng vật tư tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Việc xây dựng định mức vật tư là biện pháp quan trọng để đảm bảo tiết kiệm vật tư đồng thời là căn cứ để tiến hành kế hoạch cung ứng vật tư, tạo tiền đề cho việc hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua.
* Định mức vật tư bao gồm:
- Định mức vật tư, nguyên liệu chính. - Định mức vật tư, nguyên liệu phụ
- Định mức tiêu dùng nguyên liệu, động lực, dụng cụ,…
* Các phương pháp định mức vật tư:
- Phương pháp thống kê:
Trên cơ sở số liệu tổng hợp việc tiêu tốn vật tư cho một đơn vị sản phẩm đã thực hiện để xác định định mức. Phương pháp này đơn giản nhưng thiếu cơ sở khoa học, không chính xác vì nó có thể bao gồm cả lượng vật tư thất thoát do lãng phí hay tham ô.
- Phương pháp thức nghiệm:
Xác định mức tiêu hao vật tư trong phòng thí nghiệm và kết quả được kết hợp với xác minh qua thực tiễn.
Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong các DN có điều kiện kỹ thuật ổn định như dệt, luyện kim,…
- Phương pháp phân tích: Là phương pháp khoa học nhất.
Thực chất của phương pháp này đó là kết hợp việc tính toán kinh tế kỹ thuật định mức tiêu dùng vật tư gắn liền với việc phân tích các điều kiện sản xuất thực tế và công tác quản lý tại DN.