- Người quản lý cấp giáp ranh:
Lượng lao động đã hao phí
6.1.3. Yêu cầu trong quản lý chất lượng sản phẩm
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý chất lượng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của DN. Để thực hiện vai trò đó, quản lý chất lượng phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Chất lượng phải thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò trung tâm trong hoạt động của DN, cần có sự cam kết và quyết tâm thực hiện của mọi thành viên trong DN.
- Xem xét chất lượng dưới góc độ của khách hàng. Coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng chính là mức độ chất lượng. Khách hàng là người đánh, xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải nhà quản lý hay người sản xuất. Hiểu biết chính xác đầy đủ nhu cầu trong tương lai để thỏa mãn. Đánh giá nhận thức của khách hàng về mức độ chất lượng mà DN và các đối thủ cạnh tranh đạt được để có chiến lượng cạnh tranh thích hợp. - Tập trung vào yếu tố con người. Con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng của con người là mối quan tâm hàng đầu. Cần có các chương trình đào tạo và đào tạo lại con người không chỉ về tay nghề mà còn bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến quản lý. Đồng thời nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của người lao động.
- Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản lý chất lượng là kết quả của một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ. Là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận chứ không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản lý chất lượng. Do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận hoạt động vì mục tiêu chất lượng.
- Tập trung và quản lý quá trình, quản lý hệ thống. Thiết kế hệ thống kiểm soát tối ưu. Phát triển tính linh hoạt không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống và quá trình thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Sử dụng vòng tròn chất lượng và công cụ thống kê trong quản lý chất lượng. - Phát hiện và tập trung ưu tiên tiên cho những vấn đề quan trọng nhất.
- Quản lý chất lượng thực hiện bằng hành động.
- Văn bản hóa các hành động có liên quan đến chất lượng (ISO)