Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

3.1.2 Đặc điểm về xã hội

3.1.2.1 Về dân số

Dân số khu vực ĐBSCL có sự phân bố không đều giữa các khu vực với nhau, bảng dưới đây thể hiện rõ hơn về điều này

Bảng 3.1: Dân số trung bình khu vực ĐBSCL 2007-2013

ĐVT: Nghìn người 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số 17.042,4 17.129,5 17.199,9 17.255,4 17.322,3 17.398,7 17.478,9 Thành thị (%) 21,07 21,54 22,92 23,57 24,27 24,29 24,53 Nông thôn (%) 78,93 78,46 77,08 76,43 75,73 75,71 75,47 Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua số liệu thống kê dân số bảng cho thấy dân số khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng dần qua các năm. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dân sô, tuy có xu hướng giảm đần qua các năm nhưng tỷ lệ giảm này vẫn còn rất thấp, từ đó cho thấy tốc dộ đô thị hóa của khu vực ĐBSCL hiện nay vẫn còn chậm. Dân cư khu vực nông thôn còn tập trung hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.

Dân số thành thị chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng này dần có sự chuyển đổi tích cực nhưng sự chuyển đổi này vẫn còn rất chậm. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp để phát triển các ngành nông nghiệp cùng với đẩy mạnh phát triển các ngành trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ

22

tầng nông thôn, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội cho người dân ở khu vực nông thôn. Rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí khu vực nông thôn so với thành thị. Tạo dựng môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.2.2 Về lao động

ĐBSCL có tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số của vùng, tạo được sự thu hút các doanh nghiệp FDI. Dưới đây là bảng số liệu về lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở tuổi trở lên của tỉnh. Bảng 3.2: Lực lượng lao động ĐBSCL 2007-2013

ĐVT: Nghìn người

Năm LLLĐ LLLĐ/ Tổng dân số (%) làm/Tổng dân số LLLĐ có việc

2007 9.772,7 57,34 54,8 2008 9.895,2 57,77 55,5 2009 10.046,1 58,4 56,2 2010 10.128,7 58,7 56,7 2011 10.238,3 59,1 57,6 2012 10.362,8 59,56 58,4 2013 10.322,9 59,06 57,8 Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng ta thấy lực lượng lao động của ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của vùng, đây là một cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, từ số liệu trên cho thấy LLLĐ có việc làm chiếm tỷ trọng cao, tăng đều qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)