Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

 Với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nguồn vốn FDI trên địa bàn ĐBSCL. Dùng phương pháp thống kê theo nhóm, chia số liệu theo từng nhóm. Sau đó dùng phương pháp so sánh để làm rõ hiện trạng của nguồn vốn tại địa bàn tăng giảm hay vẫn giậm chân tại chỗ. Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích. Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu nào đó dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Có hai phương pháp so sánh:

+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả mà mình thực hiện được tính đến thời điểm hiện tại so với kế hoạch mà mình đã dự tính trước đó hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện được trong năm sau so với kết quả của năm trước.

∆y = y1 – y0 Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm sau

∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu.

+ Phương pháp số tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.

Gy = (y1 – y0)/y0 Trong đó:

Gy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế y0: Chỉ tiêu năm trước

17 y1: Chỉ tiêu năm sau

Phân tích mô hình hồi quy

Dùng mô hình hồi quy để phân tích sự tác động của nguồn vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL. Mô hình hồi quy có hai dạng : hồi quy tuyến tính đơn giản và hồi quy tương quan bội.

Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản

Là một trong các phương pháp thống kê hữu ích là phân tích hồi quy tương quan. Phương trình hồi quy biểu diễn tương quan hai biến (biến phụ thuộc và biến độc lập) gọi là phương trình hồi quy đơn. Nếu đồ thị của hàm hồi quy là đường thẳng thì gọi là hàm tuyến tính. Phương trình có dạng :

y = ax + b Trong đó :

y : là biến phụ thuộc x : là biến độc lập

Phân tích hồi quy tương quan bội

Đây là dạng phân tích mô hình hồi quy đa biến, phương trình có dạng : y = f(xi)

Trong đó :

y : là biến phụ thuộc

xi = x1, x2, x3, … là các biến độc lập. Nếu là quan hệ tuyến tính thì hàm hồi quy tuyến tính có dạng :

y = a1x1 + a2x2 + a3x3 + …+ anxn +b

Phân tích hệ số tương quan

Hệ số tương quan (ký hiệu là r) cho ta thấy mức độ ảnh hưởng giữa hai biến X và Y với nhau, thể hiện qua các trường hợp sau :

 Nếu (r > 0) thì hai biến X và Y biến thiên cùng chiều, tức là khi X tăng thì Y tăng, X giảm thì Y giảm.

 Nếu (r < 0) thì hai biến X và Y biến thiên nghịch chiều, tức là khi X tăng thì Y giảm, X giảm thì Y tăng.

18

 Nếu ( r = -1 hay r = 1) thì mối liên hệ của X và Y hoàn toàn được xác định, có nghĩa là bất cứ giá trị nào của X ta cũng có thể xác định được giá trị của Y.

 Với mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI trên địa bàn ĐBSCL. Dùng phương pháp phân tích định tính các nhân tố môi trường vĩ mô (kinh tế - xã hội, chính trị - luật pháp,…) để tìm những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu hút nguồn vốn FDI. Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI ở ĐBSCL như thế nào.

 Với mục tiêu 3: Từ kết quả sau khi phân tích ở mục tiêu số 1 và số 2 ta đã thấy được những thành tựu đã đạt được, cũng có không ít khó khăn để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Những thành tựu đạt được, những khó khăn đã và đang mắc phải sẽ làm căn cứ để đề ra biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy những thế mạnh hiện tại nhằm tạo môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn; thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đưa ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung ngày một phát triển vững mạnh.

Tóm tắt chương hai: đề tài chủ yếu nghiên cứu về nguồn vốn FDI, bản chất, phân loại, cũng như tác động của đầu tư đối với cả nước nhận và nước đi đầu tư. Đề tài nghiên cứu khái quát về tăng trưởng kinh tế, một số mô hình thể hiện sự ảnh hưởng của vốn đến tăng trưởng kinh tế, tìm hiểu sơ lược về phương pháp thu thập và phân tích số liệu bao gồm: phương pháp tuyệt đối, phương pháp tương đối, phân tích mô hình hồi quy.

19

CHƯƠNG 3:

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)