5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):
3.1 Tổng quan về Đồng bằng sông Cửu Long
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực nam của Tổ quốc, phía đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, đông và nam giáp biển Đông, bắc giáp Campuchia, tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng Đông Nam Á và thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn và phì nhiêu của Đông Nam Á, bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2013, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là hơn 40 nghìn km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là gần 17 triệu người.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình:
ĐBSCL là một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm. Nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Công nên lượng phù sa nhiều. Đây là vùng đất mới được khai phá nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn. Khí hậu của vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. Sông ngòi chằng chịt tạo lợi thế nuôi trồng thủy sản. Vùng biển rộng thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Khí hậu:
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 –270 C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30o C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.
Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
20
Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh. + Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.
+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giống, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.
+ Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.
Tài nguyên nước:
Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Tài nguyên biển:
Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như đồi mồi, mực… Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc.
Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật.
21
Tài nguyên khoáng sản:
Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…
3.1.2 Đặc điểm về xã hội
3.1.2.1 Về dân số
Dân số khu vực ĐBSCL có sự phân bố không đều giữa các khu vực với nhau, bảng dưới đây thể hiện rõ hơn về điều này
Bảng 3.1: Dân số trung bình khu vực ĐBSCL 2007-2013
ĐVT: Nghìn người 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số 17.042,4 17.129,5 17.199,9 17.255,4 17.322,3 17.398,7 17.478,9 Thành thị (%) 21,07 21,54 22,92 23,57 24,27 24,29 24,53 Nông thôn (%) 78,93 78,46 77,08 76,43 75,73 75,71 75,47 Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua số liệu thống kê dân số bảng cho thấy dân số khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng dần qua các năm. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dân sô, tuy có xu hướng giảm đần qua các năm nhưng tỷ lệ giảm này vẫn còn rất thấp, từ đó cho thấy tốc dộ đô thị hóa của khu vực ĐBSCL hiện nay vẫn còn chậm. Dân cư khu vực nông thôn còn tập trung hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Dân số thành thị chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng này dần có sự chuyển đổi tích cực nhưng sự chuyển đổi này vẫn còn rất chậm. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp để phát triển các ngành nông nghiệp cùng với đẩy mạnh phát triển các ngành trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ
22
tầng nông thôn, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội cho người dân ở khu vực nông thôn. Rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí khu vực nông thôn so với thành thị. Tạo dựng môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.1.2.2 Về lao động
ĐBSCL có tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số của vùng, tạo được sự thu hút các doanh nghiệp FDI. Dưới đây là bảng số liệu về lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở tuổi trở lên của tỉnh. Bảng 3.2: Lực lượng lao động ĐBSCL 2007-2013
ĐVT: Nghìn người
Năm LLLĐ LLLĐ/ Tổng dân số (%) làm/Tổng dân số LLLĐ có việc
2007 9.772,7 57,34 54,8 2008 9.895,2 57,77 55,5 2009 10.046,1 58,4 56,2 2010 10.128,7 58,7 56,7 2011 10.238,3 59,1 57,6 2012 10.362,8 59,56 58,4 2013 10.322,9 59,06 57,8 Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng ta thấy lực lượng lao động của ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của vùng, đây là một cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, từ số liệu trên cho thấy LLLĐ có việc làm chiếm tỷ trọng cao, tăng đều qua các năm.
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LONG
3.2.1 Thành tựu
Sau gần 30 năm đổi mới, Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khẳng định vị thế đứng đầu trong bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Hằng năm, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 22% GDP của cả nước; sản xuất hơn 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 58% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, cung cấp 70% lượng trái cây. Dưới đây là bảng số liệu về GDP của ĐBSCL giai đoạn 2007-2013
23
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh.
Hình 3.1: Giá trị GDP của Đồng bằng sông Cửu Long theo giá hiện hành giai đoạn 2010-2013
Từ năm 2007-2013, GDP của khu vực ĐBSCL tăng đểu qua các năm. Năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam. GDP năm đó vẫn đạt được 262.177 tỷ đồng tăng 27,6% so với năm 2007.
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 29,66% tương đương 111.311 tỷ đồng mặc dù lạm phát và lãi suất tăng cao. Đến năm 2013, con số GDP đạt được 612.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ trong 6 tháng đầu năm 2014, GDP toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 237.000 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế từ 8,5- 9% (tương đương cùng kỳ năm 2013); tổng thu ngân sách 19.388 tỷ đồng (bằng 50% dự toán năm 2014); sản lượng lúa vụ đông xuân và hè thu 13,5 triệu tấn; sản lượng thủy sản 1,4 triệu tấn... Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trong vùng tập trung thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng mở rộng thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất bền vững và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Nhờ lúa gạo, thủy sản và công nghiệp chế biến phát triển nên xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua cũng tăng tốc.
205.418 262.177 305.657 375.259 486.570 546.167 612.000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
GDP ĐBSCL theo giá hiện hành (tỷ đồng)
24
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
Hình 3.2: Giá trị xuất khẩu của ĐBSCL 2007-2013
Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị xuất khẩu khu vực ĐBSCL 2007- 2013 đạt 16,57%. Trong đó năm 2011 có tốc độ tăng trưởng cao nhất 27,5% tương đương 1,995 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
3.2.2 Thuận lợi trong việc phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố là : thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau là 1 trung tâm kinh tế lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước, có vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, khoáng sản dưới lòng biển, có vị trí đại lý quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, với thị trường Campuchia, Thái Lan.
Đây cũng là vùng giàu tiềm năng về dịch vụ chưa được khai thác bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và Campuchia
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, trung tâm giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thương mại và trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Nguồn lao động dồi dào, có tiềm năng phát triển. 4,213 5,754 5,618 7,254 9,249 9,8 10,573 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ĐVT: Tỷ USD
25
3.2.3 Khó khăn trong việc phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Kinh tế tăng trưởng không ổn định thiếu vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của đa số sản phẩm còn thấp
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thu hút đầu tư, cải thiện đời sống dân cư. Chất lượng nguồn lao động hạn chế, ít được qua đào tạo
Công nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm cho nông dân còn yếu kém dẫn đến năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản thấp. Các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn phát triển chậm; ngành nghề nông thôn tuy có phát triển nhưng chưa đa dạng, quy mô nhỏ, phân tán dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng hạn chế. Tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch tại ĐBSCL tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng mới chỉ đạt 40% so với nhu cầu. Công nghệ chế biến nông sản nhìn chung còn rất lạc hậu, nhất là công nghệ chế biến rau quả, súc sản và thủy sản. Nhu cầu vốn đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn rất lớn nhưng nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước có giới hạn.
Tóm tắt chương ba: ở chương này đề tài tìm hiểu tổng quan về khu vực ĐBSCL, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế của vùng, những thành tựu đã đạt được, thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phát triển kinh tế.
26
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 2007- THÁNG 8/2014 NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 2007- THÁNG 8/2014
4.1.1 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay
Trong hơn 17 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước. FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. FDI đầu tư vào nước ta chủ yếu chia làm 3 phần: FDI phân theo ngành kinh tế, theo đối tác đầu tư, và theo địa phương.
Bảng 4.1 Số dự án và tống số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2007-2013
ĐVT: Triệu USD
Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện
2007 1.544 21.348,8 8.034,1 2008 1.171 71.726,8 11.500,2 2009 1.208 23.107,5 10.000,5 2010 1.237 19.886,8 11.000,3 2011 1.191 15.618,7 11.000,1 2012 1.287 16.348 10.046,6 2013 1.530 22.352,2 11.500
Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Vào năm 2007, việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Đồng thời thu hút được 1.544 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 21.348,8 triệu USD.
Năm 2008 mặc dù nền kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế nước ta, số dự án giảm đi so với cùng kỳ năm trước nhưng số vốn đăng ký tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký chưa thật sự cao chỉ chiếm 16,03%.
27
Năm 2010, nguồn vốn thực hiện FDI đạt 11.000,3 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân có sự tăng trưởng đó là do năm 2010 là cột mốc quan trọng, năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010, và cũng là năm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển kinh tế năm 2011 – năm đầu tiên trong kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tăng tính ổn định kinh tế, ngăn chặn lạm phát, chủ động hội nhập có hiệu quả và nâng cao hợp tác kinh tế quốc tế. Chính vì thế, thực trạng thu hút FDI đã có tiến bộ hơn so với cùng kỳ năm 2009.
Năm 2011,số dự án, số vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện FDI đều giảm.