Giải pháp kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực tiềm năng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 70 - 72)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

5.2.4 Giải pháp kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực tiềm năng

Tận dụng những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện những dự án vào lĩnh vực nông nghiệp và thương mại - dịch vụ. Để có thể kêu gọi và thu hút đầu tư vào những lĩnh vực này thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

59

Nâng cao trình độ cho người nông dân. Tạo điều kiện cho người nông dân tìm hiểu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà nông tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đồng thời làm tốt công tác thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Quảng bá hình ảnh nông nghiệp phát triển đầy triển vọng của vùng ĐBSCL, đăng tải các hình ảnh vườn trái cây đặc sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tạp chí, internet,… để thu hút các doanh nghiệp FDI tiến hành đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp.

Quy hoạch và xây dựng các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ công vào sản xuất nông nghiệp bằng cách hỗ trợ bước đầu về kinh phí và hướng dẫn, từ việc thấy được những lợi ích áp dụng công nghệ, nông dân tự cải thiện phương pháp cũng như có thể sáng tạo những phương pháp tiên tiến mới phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.

Thu hút FDI vào nông nghiệp có hiệu quả thì nên áp dụng biện pháp ưu đãi thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống mới, dự án phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Có chính sách trợ cấp cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp khi bị tổn thất vì thiên tai, bị rủi ro về biến động giá thị trường nông sản. Trong điều kiện hạn chế về tài chính, cần tiếp tục nghiên cứu giải pháp hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nhằm tăng năng lực phòng chống thiên tai, hạn chế rủi ro dịch bệnh, biến động giá nông sản… Chú trọng biện pháp lập và sử dụng quỹ bảo hiểm nông nghiệp cho các trường hợp này.

5.2.4.2 Đối với thương mại - dịch vụ

Quy hoạch mở rộng không gian đô thị, thành phố có kế hoạch xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị. Hình thành hệ thống chợ đầu mối nông sản, thủy sản. Phát triển mạng lưới chợ theo hướng xã hội hóa, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ từ nhà nước sang doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm khai thác tối đa hiệu quả kinh tế.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch theo hướng đa dạng, chọn du lịch biển gắn với tham quan văn hóa, di tích lịch sử, nghỉ dưỡng. Và hình thành các khu du lịch trọng điểm, nhất là du lịch vụ sông nước

60

miệt vườn. Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành nhằm tăng cường tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch và cơ hội đầu tư phát triển du lịch hiện nay.

Quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho những sản phẩm truyền thống của địa phương. Mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông trong nội thành để phát triển dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu cho lưu thông hàng hóa trong và ngoài thành phố các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao như: Tài chính-tiền tệ, bảo hiểm theo hướng hiện đại, từng bước hình thành thị trường vốn, dịch vụ cho thuê tài chính, kinh doanh bất động sản, điểm giao dịch chứng khoán để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố để phát triển và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 70 - 72)