Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 27)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

2.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.

Thu nhập của nền kinh tế được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.

Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.

Tổng sản phẩm quốc dân GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một thời gian nhất định (thường là một năm). GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Tổng sản phẩm quốc gia GNP là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước. Nó được tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, không kể làm ra ở đâu (trong nước hay ngoài nước).

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao.

2.1.2.2 Vai trò của vốn đến tăng trưởng kinh tế

Có nhiều mô hình thể hiện sự ảnh hưởng của vốn đến tăng trưởng kinh tế.

15

Vào cuối thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật thì trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Đối với nguồn lực về tăng trưởng kinh tế mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:

Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động.

Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động.

Để thấy mối quan hệ gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào họ sử dụng hàm Cobb Douglas Y = F (K, L, R, T). Sau khi biến đổi hàm Cobb Douglas được thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến sau:

g = T + aK + bL + cR Trong đó:

g : tốc độ tăng trưởng GDP

K, R, L: tốc độ tăng các yếu tố đầu vào vốn, lao động, tài nguyên T : cho biết tác động của khoa học kỹ thuật

a, b, c : là các hệ số phản ánh tỷ trọng các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm. Hàm sản xuất thường có hiệu suất theo quy mô cố định: a + b + c =1

Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này cho biết mối quan hệ của sự tăng lên đầu ra so với sự tăng lên của các yếu đầu vào như: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ. Họ cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế. Yếu tố khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vốn, sự đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Với việc thu hút FDI, Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoc học kỹ thuật mới nhất trên thế giới, đồng thời khi các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ mang theo những kiến thức, khoa học công nghệ trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)