Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 46)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

4.1.1 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay

Trong hơn 17 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước. FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. FDI đầu tư vào nước ta chủ yếu chia làm 3 phần: FDI phân theo ngành kinh tế, theo đối tác đầu tư, và theo địa phương.

Bảng 4.1 Số dự án và tống số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2007-2013

ĐVT: Triệu USD

Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện

2007 1.544 21.348,8 8.034,1 2008 1.171 71.726,8 11.500,2 2009 1.208 23.107,5 10.000,5 2010 1.237 19.886,8 11.000,3 2011 1.191 15.618,7 11.000,1 2012 1.287 16.348 10.046,6 2013 1.530 22.352,2 11.500

Nguồn: Niên giám thống kê 2013

Vào năm 2007, việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Đồng thời thu hút được 1.544 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 21.348,8 triệu USD.

Năm 2008 mặc dù nền kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế nước ta, số dự án giảm đi so với cùng kỳ năm trước nhưng số vốn đăng ký tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký chưa thật sự cao chỉ chiếm 16,03%.

27

Năm 2010, nguồn vốn thực hiện FDI đạt 11.000,3 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân có sự tăng trưởng đó là do năm 2010 là cột mốc quan trọng, năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010, và cũng là năm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển kinh tế năm 2011 – năm đầu tiên trong kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tăng tính ổn định kinh tế, ngăn chặn lạm phát, chủ động hội nhập có hiệu quả và nâng cao hợp tác kinh tế quốc tế. Chính vì thế, thực trạng thu hút FDI đã có tiến bộ hơn so với cùng kỳ năm 2009.

Năm 2011,số dự án, số vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện FDI đều giảm. Nguyên nhân của việc suy giảm chủ yếu do tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhất là về vốn. Do lãi suất cho vay và giá vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu có nhiều biến động nên khối lượng và tiến độ chưa thật sự đạt yêu cầu.

Năm 2013, nguồn vốn FDI đạt 22.352,2 triệu USD tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Việt Nam ngày càng thu hút FDI có hiệu quả hơn. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên chủ yếu do: lương của Việt Nam thấp hơn một số nước trong khu vực. Bên cạnh đó, việc Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương - Việt Nam sẽ giúp nước ta hợp tác nhiều hơn với các quốc gia kinh tế phát triển dẫn đến cơ hội cho việc thu hút FDI nhiều hơn.

4.1.1.1 FDI phân theo ngành kinh tế

Tính đến ngày 31/12/2013 cả nước có khoảng 15.932 dự án phân theo ngành kinh tế được cấp giấy phép còn hiệu lực, với số vốn đăng ký khoảng 234.121 triệu USD (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)

28

Bảng 4.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế của Việt Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)

ĐVT: Triệu USD

Ngành Số dự án Tổng số vốn đăng ký

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 500 3.358,8

Khai khoáng 82 3.273,6

Công nghiệp chế biến, chế tạo 8.725 125.858,1

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

92 9536,2

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và

xử lý rác thải, nước thải 30 1.285,2

Xây dựng 1.046 10.292,6

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô

tô, xe máy và xe có động cơ khác 1.125 3.588,2

Vận tải kho bãi 382 3.563,1

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 341 10.739,5

Thông tin và truyền thông 937 4.029,6

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 79 1.322,7

Hoạt động kinh doanh bất động sản 407 49.043,1

Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ 1.526 1.521,5

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 120 203

Giáo dục và đào tạo 179 742,7

Y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội 91 1.339,8

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 142 3.676,2

Hoạt động dịch vụ khác 128 747,1

Tổng số 15.392 234.121

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

Qua bảng 4.2 cho thấy, ngành Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút được nhiều dự án nhất cũng như tổng số vốn đăng ký, chiếm khoảng 53,75%. Tiếp theo là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký 49.043,1 triệu

29

USD chiếm 20,9%. Dịch vụ lưu trữ và ăn uống cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đăng ký.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm 2014 tính đến thời điểm 20/8/2014 thu hút khoảng 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Hình 4.1: Tổng số vốn đăng ký FDI phân theo ngành 8 tháng năm 2014 Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 492 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7 tỷ USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 23 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,15 tỷ USD, chiếm 11,3%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 74 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 552,8 triệu USD, chiếm 5,4%. Tiếp theo là lĩnh vực Y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 414,7 triệu USD. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – 2014)

68,42% 11,28% 5,40% 4,05% 2,79% 8,06% CN chế biến, chế tạo KD bất động sản Xây dựng Y tế và trợ giúp xã hội

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

30

4.1.1.2 FDI phân theo đối tác đầu tư

Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu tính đến ngày 31/12/2013,lũy kế các dự án còn hiệu lực, số liệu cụ thể được phân bổ qua bảng 4.4 dưới đây:

Bảng 4.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu tính đến ngày 31/12/2013 (lũy kế các dự án còn hiệu lực)

31 ĐVT: Triệu USD Đối tác Số dự án Tổng số vốn đăng ký (Triệu USD) Nhật Bản 2.186 35.179,9 Singapore 1.243 29.942,2 Hàn Quốc 3.611 29.653,0 Đài Loan 2.290 28.020,3

Quần đảo Vigin thuộc Anh 523 17.152,1

HongKong 772 12.524,4

Malayxia 453 10.376,3

Trung Quốc 992 7.551,2

Thái Lan 339 6.400,9

Hà Lan 198 6311,2

Quần đảo Cay men 55 5.863,0

Brunei 144 4.882,3

Canada 130 4.698,2

Samoa 103 3.966,9

Pháp 401 3.272,9

Vương quốc Anh 177 2.812,7

Liên Bang Nga 97 1.946,1

Thụy Sỹ 95 1.827,2

Luxembourg 27 1.518,0

Úc 297 1.451,2

Đức 217 1.166,7

Tây Ấn thuộc Anh 6 987,0

Síp – Cyprus 12 957,1 Đan Mạch 107 683,7 Indonexia 38 320,5 Phần Lan 8 320,2 Philippine 65 284,9 Tổng số 15.932 234.121,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

Ngày càng có nhiều quốc gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó các quốc gia chiếm tỷ trọng cao về vốn cũng như dự án bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc,

32

Singapore và Đài Loan. Tính đến ngày 31/12/2013, Nhật Bản với 2.186 dự án, tổng số vốn đăng ký 35.179.9 triệu USD, chiếm 15% trong tổng số. Singapore đứng thứ 2 với tổng số vốn 29.942,2 triệu USD chiếm 12,79%. Hàn Quốc bám theo rất chặt chẽ với tỷ trọng 12,66%, tương đương 29.653 triệu USD.

Trong 8 tháng năm 2014, nước ta tiếp tục thu hút thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư, tổng số vốn đăng ký ước lượng khoảng 9.024,43 triệu USD

Bảng 4.4: 10 quốc gia đứng đầu trong việc đầu tư FDI vào Việt Nam tính từ đầu năm 2014 đến tháng 8/2014 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm)

ĐVT: Triệu USD STT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1 Hàn Quốc 322 2.467,83 95 759,29 3.227,12 2 Nhật Bản 198 769,88 78 506,39 1.276,27 3 Hồng Kong 68 1.047,06 18 150,10 1.197,16 4 Singapore 56 594,19 19 378,69 972,88 5 Đài Loan 42 409,98 37 335,29 745,27 6 British VirginIslands 18 295,21 18 120,61 415,82 7 Indonexia 2 353,16 2 0,50 353,66 8 Trung Quốc 65 177,76 18 170,53 348,29 9 Canada 8 240,97 1 35,00 275,97 10 Malayxia 17 71,13 10 140,84 211,98 Tổng số 796 6.427,17 296 2.597,26 9.024,43

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư 2014

Trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2014, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất với 3.227,12 triệu USD, chiếm 32% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) với 1.197,16 triệu USD, chiếm 12%; Nhật Bản 1.276,27 triệu USD, chiếm 12%; Singapore 972,88 triệu USD, chiếm 10%; Đài

33

Loan 745,27 triệu USD, chiếm 7%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 415,82 triệu USD, chiếm 4%.

4.1.1.3 FDI phân theo địa phương

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, FDI phân bổ không đều giữa các khu vực trong nước ta, chủ yếu tập trung các vùng kinh tế trọng điểm. Số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn về điều đó:

Bảng 4.5 FDI phân theo địa phương tính đến 31/12/2013 (lũy kế các dự án còn hiệu lực)

ĐVT: Triệu USD

Số dự án Tổng số vốn đăng ký

Đồng bằng sông Hồng 4.531 56.117,7

Trung du và miền núi phía Bắc 442 7.856,5

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 972 52.482,2

Tây Nguyên 137 785,9

Đông Nam Bộ 8.962 102.973,5

Đồng bằng sông Cửu Long 838 11.136,5

Tổng số 15.392 234.121,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2013

Qua số liệu trên, ta thấy được Đông Nam Bộ là khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước bao gồm số dự án lẫn số vốn đăng ký đầu tư. Một trong những thuận lợi trong việc thu hút FDI là do Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của nước ta, kinh tế phát triển, lao động có tay nghề, nguồn tài nguyên phong phú. Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ còn tập trung khá nhiều khu công nghiệp cũng như khu chế xuất lớn thuận lợi cho việc đầu tư phát triển. Sự hỗ trợ từ nhà nước trong việc quản lý các mặt về thuế, đầu tư, xuất nhập khẩu đã mang lại nhiều lòng tin cho doanh nghiệp. Các dự án đầu tư có trình độ cao, ít thâm dụng lao động, không gây ô nhiễm môi trường cũng rất được chú trọng trong khu vực này.

Tây Nguyên thuộc khu vực thu hút vốn FDI thấp nhất nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở hạ tầng yếu kém, địa hình đồi dốc quanh co, hệ thống làn đường nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, tăng chi phí vận

34

chuyển và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa. Tây Nguyên được xem là nơi có nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào rất thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến, nhưng do cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm nguồn lao động nhiều nhưng chưa được đào tạo bài bản cả về kỹ năng lẫn ngoại ngữ nên đây cũng là một trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Bước sang năm 2014, trong vòng 8 tháng đầu năm, cả nước có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình 4.2 Biểu đồ vốn đăng ký FDI cấp mới và tăng thêm tháng 8/2014 Theo số liệu thống kê, Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu với số vốn đăng ký cấp mới đạt 1.263,0 triệu USD, chiếm 17,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 993 triệu USD, chiếm 13,7%; Quảng Ninh 576,2 triệu USD, chiếm 8,0%; Hải Phòng 509,4 triệu USD, chiếm 7,0%; Bình Dương 426,5 triệu USD, chiếm 5,9%; Đồng Nai 373,7 triệu USD, chiếm 5,2%; Hải Dương 336,2 triệu USD, chiếm 4,6%...

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)