Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 46)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

4.1.2Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam

4.1.2.1 Về GDP

Khu vực FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nước.

Bắc Ninh TP Hồ Chí Minh Bình

Dương Đồng Nai Hà Nội Phòng Hải Quảng Ninh Dương Hải Ninh Tây Long An

1.263,03 993,01 426,48 373,71 192,62 509,39 576,18 336,25 258,36 95,36 119,16 678,45 487,59 657,30 159,76 5,36 123,18 172,70 46,52

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)

35

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.3 Biểu đồ Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 2007-2013

GDP của khu vực FDI tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2007-2013, GDP của khu vực FDI tăng lên 495.295 tỷ,tốc độ tăng bình quân 22,69%

Từ 2007-2009, tốc độ GDP của khu vực FDI tăng bình quân 13,96%, năm 2009 chiếm 18,33% so với cả nước, ước tính GDP của khu vực FDI là 304.027 tỷ đồng.

Năm 2010, GDP của khu vực FDI tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, ước tính chiếm khoảng 17,69% tương đương 381.743 tỷ đồng. Năm 2011, GDP của khu vực FDI đạt 501.645 tỷ đồng, tương đương 18,05% so với cả nước, tăng 31,41% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2012, GDP khu vực này tiếp tục tăng thêm 0,04% ước tính khoảng 85.344 tỷ đồng, chiếm 18,085 so với cả nước. Vào năm 2013, đóng góp FDI vào GDP tăng gần 113.706 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2012, chiếm khoảng 19,55% GDP cả nước.

4.1.2.2 Về vốn đầu tư toàn xã hội

Tác động của khu vực FDI đối với tăng trưởng kinh tế còn thể hiện rõ hơn thông qua bổ sung vốn cho tổng vốn đầu tư xã hội. Số liệu dưới đây cho thấy chi tiết về

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế Nhà nước

36

nguồn vốn bổ sung cho tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của khu vực FDI giai đoạn 2007-2013

Bảng 4.6 Đóng góp của khu vực FDI cho tổng nguồn vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2007-2013 ĐVT: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đóng góp 129.399 190.670 181.183 214.506 226.891 218.573 240.099 Cơ cấu (%) 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu trên, trong vòng 7 năm nguồn vốn đóng góp của khu vực FDI cho tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đều tăng lên, tốc độ tăng bình quân 9,2%.Năm 2007 FDI đóng góp 129.399 tỷ đồng tương đương 24,3%. Năm 2010, con số này tăng lên 214.506 tỷ đồng, chiếm 25,6% so với cả nước. Bước sang năm 2013, nguồn vốn đóng góp khoảng 240.099 tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, khu vực FDI còn góp phần nhất định vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp. Khu vực FDI cũng được đánh giá là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.

4.1.2.3 Về giá trị sản xuất công nghiệp

Nguồn vốn FDI có đóng góp vào phát triển kinh tế cả nước, làm gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là sản xuất công nghiệp, được thể hiện qua bảng sau:

37

Bảng 4.7: Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước theo giá hiện hành 2007-2013

ĐVT: tỷ đồng

KT Nhà nước KT ngoài Nhà nước KT có VDT nước ngoài 2007 291.041,5 520.073,5 655.365,1 2008 345.278,3 709.903,3 847.946,5 2009 420.956,8 885.517,2 991.612,6 2010 567.108 1.150.867,3 1.245.524,4 2011 649.272,3 1.398.720,2 1.647.099,4 2012 763.118,1 1.616.178,3 2.127.460,6 2013 891.668,4 1.834.887,8 2.742.554,1 Nguồn: Tổng cục thống kê

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và có xu hướng tăng từ 2007-2013. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI đang phát triển với tốc độ nhanh, tăng bình quân hàng năm 22,69%. Nguyên nhân là do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế về máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích đầu tư bằng nhiều chính sách.

4.2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2007 – THÁNG 8/2014

Giai đoạn 2006-2010

Tính đến năm 2010, khu vực ĐBSCL thu hút được 358 dự án, với tổng vốn đầu tư 7.616 triệu USD (bao gồm các dự án còn hiệu lực 2006-2010). Trong đó, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang có nhiều dự án đầu tư nhất, ước tính tổng số vốn đầu tư của ba tỉnh gần 3.485,72 triệu USD, chiếm 45,8% tổng số vốn của cả vùng.

38

Bảng 4.8 : FDI phân bổ theo địa phương khu vực ĐBSCL 2006-2010

ĐVT: Triệu USD TT Địa phương Số dự án Tổng số vốn đầu tư Tỷ lệ VDT (%) 1 Long An 226 2.543,17 33,4 2 Kiên Giang 9 2.338,08 30,7 3 Cà Mau 5 779,52 10,2 4 Hậu Giang 5 633,16 8,3 5 Cần Thơ 21 578,45 7,6 6 Tiền Giang 26 364,10 4,8 7 Bến Tre 13 118,48 1,6 8 Trà Vinh 19 91,28 1,2 9 An Giang 6 67,68 0,9 10 Vĩnh Long 10 31,35 0,4 11 Đồng Tháp 8 29,92 0,4 12 Bạc Liêu 5 20,92 0,3 13 Sóc Trăng 5 20,45 0,3 Tổng 358 7.616,61 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư

Tính đến năm 2010, Long An là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 226 dự án ,tổng vốn đầu tư 2.543,17 triệu USD, chiếm 63,1% số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng. Kế đến là Kiên Giang có 9 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2.338,08 triệu USD chiếm 30,7% tổng vốn đăng ký của cả vùng. Tiếp theo là Cà Mau với 5 dự án có tổng vốn đăng ký là 779,5 triệu đô la, chiếm 10,2% .Đồng Tháp, Bạc Liêu và Sóc Trăng là 3 tỉnh có số dự án cũng như số vốn đầu tư thấp nhất so với toàn vùng.

Việc xem xét và lựa chọn ngành nghề để đầu tư là bước thực hiện đầu tiên rất cần thiết đối với các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư cần xem xét ngành nào là thế mạnh có tiềm năng cao cũng như cơ hội phát triển sau khi đầu tư, ngành nào được nhận nhiều ưu đãi hơn trong chính sách của nước sở tại và khả năng sinh lợi nhuận cao,dễ thu hồi vốn, cơ hội phát triển hơn đối với các ngành khác để quyết định đầu tư vào. Do đó việc khu vực ĐBSCL có chính sách rõ ràng trong việc thể hiện lợi thế của ngành nghề mà mình muốn phát triển, cũng như điểm mạnh của nó để cho các nhà đầu tư thấy rõ cũng là một việc làm rất quan trọng để thu hút đầu tư.

39

Bảng 4.9: FDI phân theo ngành khu vực ĐBSCL 2006-2010

ĐVT: Triệu USD TT Ngành Số dự án Tổng số vốn đầu tư Tỷ lệ VDT (%) 1 CN chế biến, chế tạo 289 3.751,51 49,3 2 Kinh doanh bất động sản 10 1.877,08 24,6

3 Sản xuất phân phối điện 4 799,92 10,5

4 Xây dựng 11 534,22 7,0

5 Vận tải kho bãi 8 488,40 6,4

6 Nghệ thuật và giải trí 1 58,35 0,8

7 Nông lâm nghiệp, thủy sản 12 37,10 0,5

8 Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa

14 33,22 0,4

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6 27,38 0,4

10 Dịch vụ khác 1 7,50 0,1

11 Hoạt dộng chuyên môn, KHCN

2 1,90 0,0

Tổng 358 7.616,61 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Qua bảng cho thấy từ 2006 -2010, ĐBSCL thu hút được 358 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đat 7.616,61 triệu USD, chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 289 dự án, tổng vốn đăng ký là 3.751,51 triệu USD, chiếm 80,7% về số dự án và 49,3% về vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án với số vốn đăng ký là 1.877,08 triệu USD chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất phân phối điện với 4 dự án với tổng số vốn gần 800 triệu USD chiếm 10,5% tổng số vốn.

Số dự án cũng như số vốn đăng ký vào ngành nông lâm nghiệp và thủy sản còn thấp, bao gồm 12 dự án và tổng số vốn đăng ký chỉ có 37,1 triệu USD, mặc dù đây là ngành chủ lực của vùng ĐBSCL. Nguyên nhân dẫn đến FDI chưa đóng góp nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp là do sản xuất nông nghiệp của vùng còn lạc hậu, nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, sản phẩm nông sản mang tính thời vụ, dễ bị ảnh hưởng xấu của các dịch bệnh.

40

thường phải tốn nhiều chi phí như: đào tạo chuyên môn cho lao động, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội bộ, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nông nghiệp,… Vì thế làm tăng chi phí nên giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong khi đó đầu tư vào các ngành công nghiệp thì sẽ không phải chịu những khoảng chi phí này. Do đó, các doanh nghiệp FDI e ngại đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy mà lĩnh vực nông – lâm – thủy sản của vùng chưa thu hút dược nhiều dự án FDI. Như vậy, ĐBSCL muốn thu hút FDI nhiều vào lĩnh vực này thì phải có những chính sách đặc biệt ưu đãi về đất đai và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp,… Để tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thu hút các dự án FDI vào ngành nông lâm nghiệp và thủy sản.

Nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định số vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hiệu quả của dự án. Giai đoạn 2006-2010, ĐBSCL cũng đã thu hút được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào khu vực .

Bảng 4.10: Mười quốc gia dẫn đầu trong việc đầu tư FDI vào ĐBSCL 2006-2010

ĐVT: Triệu USD TT Đối tác Số dự án Tổng số vốn đầu tư Tỷ lệ VDT (%) 1 British VirginIslands 15 3.358,26 44,1 2 Hàn Quốc 51 915,05 12,0 3 Hoa Kỳ 30 870,11 11,4 4 Thụy Sỹ 5 669,76 8,8 5 Đài Loan 87 564,76 7,4 6 Trung Quốc 44 303,14 4,0 7 Nhật Bản 21 224,89 3,0 8 Hồng Kong 9 129,98 1,7 9 Thái Lan 14 120,54 1,6 10 Samoa 8 107,05 1,4 Tổng 284 7.263,54 95,4

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Trong 5 năm 2006 -2010, vùng ĐBSCL thu hút được 33/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó dẫn đầu là BritishVirginIslands với 15 dự án với tổng vốn đăng ký 3.358,26 triệu USD, chiếm 44,1 % tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng, dự án tiêu biểu của đối tác này là đầu tư xây dựng, vận hành tổ hợp nghỉ dưỡng phức hợp, sân golf, căn hộ cho thuê do Starbay Holdings Ltd, tại Phú Quốc, Kiên Giang.

41

Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 51 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 915 triệu USD chiếm 12% tổng số vốn của toàn vùng, dự án tiêu biểu của họ là đầu tư tại Long An với mục tiêu sản xuất bếp ga và đồ dùng nhà bếp bằng inox, gỗ cao có tổng vốn đầu tư đạt 656 triệu USD.

Tiếp theo là Hoa Kỳ có 30 dự án với tổng số vốn là 870 triệu, với tỷ trọng 11,4% so với toàn vùng, dự án đầu tư tiêu biểu xây dựng đường ống dẫn khí Lô B-ô Môn tại Cà Mau với mục tiêu thiết kế xây dựng và vận hành đường ống dẫn khí để vận chuyển khí có tổng vốn đầu tư đạt 773 triệu USD. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Giai đoạn 2011-tháng 8/2014

Trước khi đi nghiên cứu về FDI giai đoạn 2011-tháng 8/2014, đề tài điểm sơ qua về số dự án cũng như số vốn đầu tư được cấp phép mỗi năm từ 2007-2011 của khu vực ĐBSCL.

Bảng 4.11: Số dự án và tổng số vốn đăng ký đầu tư FDI (được cấp phép mỗi năm) vào ĐBSCL được cấp phép giai đoan 2007-2013

ĐVT: Triệu USD Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký 2007 91 1.742,9 2008 80 3.818,6 2009 72 213,8 2010 98 1.821,5 2011 114 1.037,8 2012 104 604,1 2013 89 708,8 Nguồn: Tổng cục thống kê (2007-2013)

Qua bảng cho thấy, từ năm 2007-2008, số dự án đầu tư giảm dần, tuy nhiên tổng số vốn đăng ký tăng 2.075,7 triệu USD tương đương 20,75%. Tuy nhiên vào năm 2009 tổng số vốn đăng ký giảm một cách nhanh chóng từ 3.808,6 triệu USD xuống còn 213,8 triệu tương đương 94%. Nguyên nhân của sự giảm sút đáng kể chủ yếu do bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã

42

đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư trong năm này.

Năm 2010, thu hút được 98 dự án với tổng số vốn đầu tư 1.821,5 triệu USD, tăng gấp 8,5 lần so với năm 2009, chủ yếu tình hình kinh tế nước ta đã được khôi phục sau khủng hoảng toàn cầu.

Vào năm 2011, khu vực ĐBSCL thu hút được nhiều dự án nhất trong giai đoạn 2007-2013 với 114 dự án, nguyên nhân là do sân bay Cần Thơ được khánh thành, góp phần làm hệ thống giao thương với các tỉnh lân cận Đông Nam Bộ cũng như các nước thuận tiện hơn. Tuy tăng về số dự án nhưng số vốn đầu tư chỉ đạt khoảng 1.037,8 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2010.

Năm 2012, tổng số vốn đầu tư đạt 604,1 triệu USD với 104 dự án được cấp phép. Vào năm 2013, số dự án được cấp phép là 89 với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 708,8 triệu. Số dự án cũng như tổng số vốn đăng ký có sự chênh lệch giữa các tỉnh trong khu vực.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.4: Cơ cấu tổng số vốn đăng ký FDI năm 2013 các tỉnh khu vực ĐBSCL

Trong số 13 tỉnh ĐBSCL, Long An là tỉnh thu hút được nhiều dự án cũng như 31,08% 30,74% 9,20% 10,33% 0,13% 1,04% 10,75% 1,37% 1,74% 0,78% 0,06% 0,71% 2,08% Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau

43

tổng số vốn đăng ký nhất. Năm 2013, tổng số vốn đạt 220,3 triệu USD, chiếm 31,09% so với FDI của khu vực ĐBSCL.

Nguyên nhân thu hút được nguồn vốn đầu tư do chủ yếu Long An nằm gần TP.HCM và có nhiều cảng lớn, thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa. Cũng do nguyên nhân trên mà Đồng Tháp là tỉnh thu hút ít vốn đầu tư nhất trong khu vực ĐBSCL, trong 4 năm chỉ có 2 năm tỉnh này thu hút được số vốn đầu tư. Tỷ trọng nguồn vốn FDI của khu vực ĐBSCL so với cả nước con thấp, chỉ nhiều hơn được Tây Nguyên. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều đó.

Bảng 4.12: Tỷ trọng tổng số vốn đăng ký FDI khu vực ĐBSCL so với cả nước qua các năm. ĐVT: % ĐBSCL Cả nước 2007 8,16 100 2009 0,93 100 2011 6,65 100 2013 3,17 100

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê 2007-2013

Năm 2007, ĐBSCL tổng số vốn đăng ký của vùng chỉ chiếm 8,16% so với cả nước. Bước qua năm 2009, tỷ lệ này giảm mạnh chỉ còn 0,93%, một con số quá thấp, nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn chưa phục hồi do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút FDI của vùng trong năm này.

Năm 2010, tổng số vốn FDI đăng ký của ĐBSCL chỉ chiếm 9,16% trong tổng số vốn đăng ký FDI của cả nước. Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 6,65%. Năm 2012, số vốn FDI được cải thiện đôi chút so với năm 2011, đạt được

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 46)